Thursday, June 25, 2015

Bài thuốc đơn giản chữa dứt điểm bệnh trĩ

Do quan niệm “thập nhân cửu trĩ” (10 người thì 9 người bị trĩ) nên chữa trĩ của Đông y rất phong phú và hiệu quả. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc và cách thức bấm huyệt để điều trị bệnh này.
Tự bấm huyệt
Các huyệt chủ yếu được chọn là Bách hội, Thượng liêm, Khổng tối, Thừa sơn, Phục lưu.
Khổng tối là huyệt khích của Thủ thái âm Phế kinh, có vị trí nằm ở gần khuỷu tay, cách cổ tay lên trên 7 thốn (nếu tính từ lằn chỉ cổ tay đến lằn nếp khuỷu là 12 thốn thì huyệt vị này có vị trí bằng 7/12 khoảng cách trên).
Bách hội có vị trí nằm chính giữa đỉnh đầu, giao điểm của đường chính trung và đường nối hai đỉnh vành tai. Theo tài liệu cổ, bách hội là nơi hội tụ của lục phủ ngũ tạng, có tác dụng nâng được dương khí bị hạ hãm.
Túc tam lý là huyệt thuộc kinh Túc dương minh vị, có vị trí nằm ở gần đầu gối, cách hõm ngoài đầu gối ngang một bàn tay khoảng 3 thốn. Khi phối hợp với huyệt Thừa sơn, nó có tác dụng sơ thông trệ khí ở tràng vị (ruột và dạ dày). Cổ nhân cho rằng tràng vị hòa thì nhiệt độc được thanh, bệnh lỵ và trĩ sẽ khỏi.
Thừa sơn là huyệt thuộc kinh Túc thiếu dương bàng quang, nằm ở bắp chân, chỗ trũng của 2 bắp cơ sinh đôi, khi co bắp chân sẽ hiện rõ khe của cơ sinh đôi này. Theo Đông y, Thừa sơn có tác dụng làm mát huyết, điều hòa khí các phủ, trị trĩ, sa trực tràng.
Thượng liêm là huyệt thuộc kinh Thủ dương minh Đại tràng, nằm dưới đầu ngoài nếp gấp ở khuỷu tay 3 thốn.
Dùng thuốc nam đơn giản
Ổi vừa chín tới, gọt bỏ vỏ ăn một ngày vài quả. Bạn kiểm chứng sẽ thấy cái hay của bài thuốc này. Nếu như ăn cả vỏ thì có thể gây táo bón, nhưng nếu gọt vỏ thì có tác dụng như thuốc nhuận tràng.
Rau sam tươi, rửa sạch, giã nát, đắp vào hậu môn, nơi trĩ sưng lòi ra.
Chữa hậu môn sưng đau, lở nứt, lòi dom (sa trực tràng): Chua me đất, rau sam, mỗi thứ một nắm, bồ kết 1 quả giã nhỏ, nấu nước ngâm rửa, 1-2 lần/ngày.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.


Người đẹp thập thò đi khám trĩ

Ngồi chờ đến lượt khám mà Hân ngay ngáy lo gặp người quen, sợ người ta phát hiện người xinh đẹp, sành điệu như cô lại mắc căn bệnh "tế nhị" đến vậy.

Bệnh xấu xí nhưng rất nhiều người đẹp mắc

Hân 30 tuổi, là nhân viên phòng hành chính của một cơ quan bộ ở Hà Nội. Cô luôn được các nam nữ đồng nghiệp ngưỡng mộ vì dung nhan, phong thái kiêu sa, sang trọng và lối ăn mặc rất có gu. Vì thế khi thấy mình có nhiều triệu chứng của bệnh trĩ, cô không dám chia sẻ với mấy đồng nghiệp thân thiết để lắng nghe gợi ý của họ như khi gặp các vấn đề khác.
Đến lúc không chịu nổi nữa, Hân đành tiết lộ với một cô bạn. Bạn khuyên Hân đến khám và điều trị ở một bệnh viện đa khoa tư nhân rất nổi tiếng về điều trị trĩ, nơi làm việc của vị giáo sư đầu ngành về hậu môn – trực tràng. Nhưng Hân giãy nảy: “Không được, cứ thò mặt đến đó thì người ta biết thừa là bị bệnh gì rồi, nhất là đến phòng bác ấy thì lại càng chỉ có một bệnh ấy thôi”. Cân đi nhắc lại, cuối cùng Hân đến một bệnh viện lớn của nhà nước, nơi mà lĩnh vực nào cũng xuất sắc, để cô có thể “trà trộn” với những người mắc đủ loại bệnh khác. Dù sao, người đẹp như cô, mắc bệnh tim, thậm chí ung thư, nghe còn lãng mạn và đậm mùi tiểu thuyết, chứ bảo mắc trĩ thì…
Để đảm bảo kín đáo và đỡ chường mặt trước bàn dân thiên hạ, nhiều chị em “rỉ tai” nhau trên các diễn đàn mạng địa chỉ và số điện thoại của một số chuyên gia có khám tại nhà. Ngọc Bình, 28 tuổi, nhà ở Cầu Giấy, Hà Nội cũng từng “phi” mười mấy cây số từ đầu này sang đầu kia thành phố trong giờ tắc đường để đến khám ở nhà một vị giáo sư. Dù không có ai quen ở khu này, cô vẫn bịt mặt kín mít cho đến khi lọt vào trong nhà. Hóa ra ngoài Bình ra còn có mấy phụ nữ nữa chờ khám, và Bình ngạc nhiên thấy họ cũng đều lịch sự, phong lưu cả, tuổi cũng độ trên dưới 30.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn – trực tràng Việt Nam, cho biết phụ nữ làm văn phòng là một trong những đối tượng mắc trĩ nhiều nhất, bởi lối sống ít vận động và công việc phải ngồi nhiều làm gia tăng nguy cơ mắc trĩ. Vì vậy chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi rất nhiều chị em xinh đẹp phải lo lắng thấp thỏm vì bệnh này.

Xấu hổ nên mới cực khổ

Cũng vì cho đó là căn bệnh đáng xấu hổ, không xứng đáng hoặc “ăn nhập” gì với hình ảnh của mình trong mắt mọi người nên những chị em xinh đẹp mắc trĩ thường rất ngại đi khám. Nghĩ đến chuyện phải thoát y rồi nằm trong tư thế kỳ cục để người khác quan sát kỹ càng bộ phận khó nói đó, trong tình trạng cũng cực kỳ khó nói, là đã đủ toát mồ hôi. Thế là họ cứ lần lữa mãi, khiến bệnh ngày càng nặng.

“Hồi có bầu và mới sinh con, em rất hay bị đau rát khi đi ngoài, lại còn ra máu nữa”, Mai Thi, 29 tuổi, chia sẻ, “Tình trạng đó ngày một nặng hơn, em cũng biết mình bị trĩ rồi, nhưng nghĩ đến khám thì sợ quá nên cứ tự thuyết phục mình rằng thỉnh thoảng táo bón nên nó thế, táo thì là chuyện thường rồi. Mấy năm sau ở hậu môn lòi ra một cục tròn tròn thì em không tự dối mình được nữa, nhưng vẫn không dám đến bệnh viện. Em đọc các bài lên mạng rồi mua thuốc để đặt, bôi nhưng chả khỏi mà cái cục đó lại càng ra nhiều hơn, đau đớn, ngứa, rát, cực khổ không kể xiết, đành phải đi khám. Bác sĩ bảo nặng thế này thì dĩ nhiên là phải mổ rồi”.

Chị Phạm Hương, 42 tuổi, cũng kể lại những ngày “sống chung” với bệnh trĩ: “Khổ đến nỗi tôi ăn một miếng ngon cũng nghĩ đến cái lúc nó đày đọa mình ở khâu ‘đầu ra’. Những ngày có đợt viêm tấy cấp tính, tôi làm việc phải ngồi lệch một bên, mỗi lần cần cử động như trở mình, đứng dậy, đi lại đều đau đớn nhưng phải cố làm ra vẻ bình thường tự nhiên. Đến cả đêm ngủ cũng không ngon giấc vì cảm giác đau đớn, ướt át, thành thử lúc nào thần kinh cũng căng như dây đàn. Khổ nhất là khi đi cầu, đau đến mức chỉ muốn thét lên, nhìn máu tươi vọt thành tia mà kinh hoàng chỉ muốn ngất xỉu”.

Cực như vậy mà vì xấu hổ, chị Phạm Hương vẫn không chịu đi bệnh viện. Gần đây vì chồng thúc ép quá, chị mới chịu đi khám rồi phẫu thuật. Thoát khỏi những ngày đọa đày vì bệnh tật, tinh thần thoải mái nhẹ nhõm trở lại, chị mới ân hận sao trước đây cứ e ngại mà tự làm khổ mình suốt một thời gian quá dài.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm cho biết, phần lớn các ca trĩ mà ông khám và điều trị đều đã ở mức độ nặng, phải điều trị bằng tiêm thuốc hoặc phẫu thuật. Ngoài những trường hợp thiếu hiểu biết, phần nhiều đi khám muộn là do tâm lý ngại ngần, xấu hổ. Điều đó đã khiến bệnh có thời gian để phát triển nặng thêm, gây nhiều đau đớn phiền lụy, và việc điều trị cũng phức tạp hơn.

Các dấu hiệu của trĩ

Để hạn chế tổn thương và đau đớn, các chuyên gia khuyên nên dẹp bỏ sự e ngại, đến bác sĩ ngay khi có triệu chứng. Dấu hiệu sớm nhất và hay gặp nhất của bệnh trĩ là đau khi đại tiện và chảy máu ở hậu môn, ban đầu rất nhẹ, chỉ là vài vệt máu dính vào phân (nếu không chú ý có thể bỏ qua) hoặc có vệt máu ở giấy vệ sinh. Tình trạng chảy máu ngày một rõ rệt hơn, sau đó thành giọt, rồi thành tia. Một thời gian sau, bệnh nặng hơn, mỗi khi đại tiện phải rặn nhiều thì ở hậu môn có khối nhỏ lồi ra ngoài, sau đó tự tụt vào được, nặng hơn nữa thì không tự tụt vào, và thậm chí không chỉ có một khối.

Tình trạng búi trĩ sa ra ngoài rất dễ kèm theo tình trạng đau, ngứa, tiết dịch và viêm nhiễm. Mức độ đau cũng tùy từng người, có người không đau, có người thi thoảng mới đau, có người đau thường xuyên. Đau là biểu hiện có biến chứng như nứt hậu môn, áp xe, tắc mạch, sa trĩ nghẹt…
Chất lượng cuộc sống – cả về mặt tinh thần và thể xác – giảm dần đều theo sự phát triển của bệnh. Việc đến bệnh viện là không thể tránh khỏi, vì vậy thay vì phải chịu đựng suốt thời gian dàu, người bệnh nên chiến thắng cảm giác xấu hổ để sớm giải phóng cho mình khỏi sự hành hạ của bệnh trĩ.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.


Điều trị bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

Ngoài giá trị làm thức ăn rất ngon, bổ dưỡng. Hoa thiên lý còn là vị thuốc, thần dược chữa bệnh trĩ rất hiệu quả, chỉ 4 - 5 lần đã thấy bệnh được cải thiện nhiều.

Thiên lý là cây mọc leo, thân hơi có lông, nhất là ở những bộ phận còn non. Lá hình tim, đầu lá nhọn, có lông trên các gân lá. Hoa khá to, mọc thành chùm, màu vàng xanh lục nhạt, thơm, có cuống to, hơi có lông, dài 10-20mm, mang nhiều tán mọc mau liền với nhau.

Hoa thiên lý – thần dược trị bệnh trĩ.

Lá và hoa thiên lý không những chế biến thành món ăn khá ngon mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh trĩ và sa dạ con hiệu nghiệm. Người phụ nữ mang thai bị trĩ cũng có thể dùng hoa thiên lý để trị bệnh mà không phải lo sợ ảnh hưởng đến thai nhi.

Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý

Hoa thiên lí chữa bệnh trĩ: Chỉ 4 – 5 lần đã thấy hiệu quả. Ngoài giá trị làm thức ăn và làm thuốc, gần đây người ta còn nghiên cứu dùng lá thiên lí điều trị  bệnh trĩ (lòi dom) có kết quả tốt.

Cách dùng: Lấy 100g lá thiên lí non và bánh tẻ, rửa sạch, giã nhỏ với 5g muối ăn, thêm 30ml nước cất, lọc qua gạc sạch. Rửa sạch chỗ lòi dom bằng nước pha thuốc tím, lấy bông tẩm nước thiên lí đắp lên. Băng như đóng khố. Ngày làm 1-2 lần. Thường chỉ chữa 4-5 ngày như trên đã thấy có kết quả tốt.

Bát canh nấu với hoa và lá thiên lí non không những có giá trị dinh dưỡng mà còn được coi là một bài thuốc mát và bổ, còn trừ được giun kim. Có thể nấu canh thiên lí suông, hoặc nấu với giò sống, cua, tôm, thịt nạc đều tốt.

Ngoài ra, đây không những là món ăn dân dã trong bữa ăn hàng ngày mà còn là vị thuốc rất tốt trong việc chữa mất ngủ, căng thẳng đầu óc. Nó có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, chống rôm sảy, là vị thuốc an thần, giúp ngủ ngon giấc, thậm chí còn giúp trị táo bón cho mẹ bầu..
Xem thêm:
Một số loại thảo dược chữa bệnh trĩ hiệu quả
Bốn cách chữa khỏi bệnh trĩ
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:



HÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Vì sao lại mắc bệnh trĩ-khó khăn khi mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp và phổ biến ở tất cả các đối tượng. Thậm chí kể cả ở trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải bệnh này. Vì vậy khi phát hiện ra mình bị bệnh trĩ bạn nên chữa trị cho triệt để tránh để gây ra các biến chứng khác.
Có hàng trăm nghìn lý do khiến bạn có thể mắc bệnh trĩ.Nhưng những lý do phổ biến mà hầu hết người bệnh nào cũng có thể trải qua và mắc phải:

1. Do chế độ ăn uống

- Đối với mỗi người thì chế dộ ăn uống là vấn đề tiên quyết đến sức khỏe của bạn. Những bệnh nhân bị trĩ do cơ thể họ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp.
- Do thói quen sử dụng rượu, bia, các chất kích thích không tốt cho cơ thể.
- Ăn nhiều đồ cay, nóng, những thực phẩm không tốt cho đường ruột hệ tiêu hóa.
- Không có thói quen uống nước hàng ngày.

2. Do táo bón

- Nếu bị táo bón lâu ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
- Không có thói quen đi đại tiện hàng ngày, đi đại tiện lâu, phải rặn khi đi đại tiện.
- Ở trẻ nhỏ nếu trường hợp táo bón mà không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ cũng có thể dẫn đến trĩ.

tai-sao-mac-benh-tri
Táo bón nguyên nhân mắc bệnh trĩ

3. Do tập luyện

- Những đối tượng làm những công việc thường xuyên ngồi lâu như : nhân viên văn phòng, tài xế… cần luyện tập và vận động nếu không nguy cơ mắc bệnh trĩ là rất cao.
- Tạo cho mình thói quen thể dục mỗi ngày, nên áp dụng các bài tập nhẹ, tốt cho cơ bụng và giãn cơ...

4. Quá trình mang thai và sinh con

- Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những tháng cuối do áp lực tăng lên ở vùng chậu nhiều phụ nữ cũng mắc phải căn bệnh này.
- Khi sinh nở do họ phải dùng sức để rặng và đẩy em bé ra ngoài cũng có thể gây nên  bệnh trĩ.

phu-nu-mang-thai-de-mac-benh-tri
Phụ nữ mang thai và sinh con dễ mắc bệnh trĩ

5. Tuổi tác

Vấn đề tuổi tác cũng không ngoại lệ, càng cao tuổi thì càng dễ mắc bệnh trĩ. Một số trường hợp do ít vận động, chức năng sinh lý giảm, các dây thần kinh, các cơ ở vùng xương chậu cũng bị ảnh hưởng. Một số trường hợp ảnh hưởng từ chế độ ăn uống sinh gây ra chứng táo bón. Táo bón lâu ngày thì dễ gây ra bệnh trĩ.

6. Bệnh tật

Do cơ thể người bệnh đã có tiền sử mắc các bệnh về xương chậu. Yếu tố này ít, tuy nhiên cũng không thể loại trừ khả năng này được. Ngoài những lý do kể trên để kết luận “Tại sao bị bệnh trĩ ?” thì những nhân tố do tác động bên ngoài như: ngồi xổm lâu, xung quanh vùng kín, vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ, yêu bằng cửa sau. Đặc biệt là những đối tượng gay tỷ lệ mắc bệnh này khá cao.

Các bạn nên tạo cho mình thói quen đi kiểm tra sức khỏe toàn diện định kỳ để sớm phát hiện ra các bệnh mà mình mắc phải. Nếu đã mắc bệnh trĩ thì bạn nên đi khám để có thể biết tình trạng bệnh của mình sau đó điều trị bệnh trĩ cho dứt điểm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
HÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.



Bốn cách chữa khỏi bệnh trĩ

Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn, điều trị nội khoa, bằng thủ thuật hay ngoại khoa... là những cách giúp điều trị hiệu quả bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, một đặc điểm chung thường làm cho bệnh nhân không được điều trị triệt để sớm vì khi bị trĩ nhẹ thường ít ảnh hưởng tới cuộc sống và bệnh nhân thường ngại đi khám, nhất là phụ nữ. Người ta chỉ đi khám và điều trị trĩ khi căn bệnh này ảnh hướng nhiều đến sinh hoạt và năng suất lao động của họ.

chua-khoi-benh-tri
Ảnh minh họa

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ:

Ngăn chặn các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn
Với cách này, bệnh sẽ tránh được tránh táo bón, tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày; điều chỉnh chế độ ăn uống như uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ; tập thể dục, vận động thường xuyên. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý; vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10-15 phút.

Điều trị nội khoa
Dùng thuốc hay còn gọi là phương pháp nội khoa có thể điều trị được trĩ nội từ độ 3 trở xuống, trĩ ngoại. Tây Y có các thuốc viên, thuốc đặt, thuốc bôi, còn Đông y có thuốc thang, thuốc cổ phương bào chế theo phương pháp hiện đại... Đối với Tây y, điều đầu tiên phải kể đến là có khá nhiều loại thuốc trong đơn, và nhiều dạng sử dụng, ví dụ như Daflon, Proctolog, Ginko Biloba, Brotilase, Zydcox, Plotex... Đây là thuốc trợ mạch, thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau, chống phù nề dạng toàn thân hay tại chỗ, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt... Thuốc có hiệu quả chấm dứt sự khó chịu, nhức nhối của bệnh nhân, song chưa chữa được nguyên nhân của bệnh trĩ. Bên cạnh đó, thuốc có tác dụng phụ, gộp càng nhiều thuốc, nguy cơ tác dụng phụ càng nhân lên.

Do vậy, đối với bệnh trĩ, y học cổ truyền có hiệu quả hơn. Bởi y học cổ truyền giải thích bệnh dựa trên tìm tòi nguyên căn, cái gốc của bệnh. Các vị thuốc quý trong Đông y được lựa chọn, cân đong để tạo nên một bài thuốc, thường gọi là thuốc cổ phương. Hiện nay, với sự phát triển của ngành sản xuất dược phẩm, những bài thuốc cổ phương, thuốc thang được bào chế, đóng gói khá tiện lợi. Thậm chí, không chỉ các lương y mà các bác sĩ Tây y cũng lựa chọn để khuyên bệnh nhân sử dụng.

Điều trị bằng thủ thuật
Bệnh nhân sẽ được tiêm xơ (có tác dụng cầm máu và hạn chế hiện tượng sa bó trĩ); thắt búi trĩ bằng vòng cao su (búi trĩ bị thắt sẽ hoại tử vào ngày thứ 3-4, vòng cao su còn nằm lại lâu hơn để cầm máu). Bệnh nhân sẽ được sử dụng tia hồng ngoại như chiếu tia hồng ngoại làm đông đặc niêm mạc; được đốt bằng dao điện một hoặc hai cực (ít làm); đốt búi trĩ bằng laser CO2.

Điều trị ngoại khoa
Chỉ thực hiện khi các phương pháp điều trị khác thất bại như trĩ chảy máu nhiều, được điều trị nội nhưng không đỡ hay sa trĩ thường xuyên.

Phẫu thuật cắt các búi trĩ riêng lẽ có hoặc không kèm tạo hình hậu môn hoặc phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn. Tất cả các phương pháp điều trị dù có can thiệp hay không đều chỉ hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp dự phòng hợp lý.

Tuy nhiên, khi có các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế để có hướng điều trị đúng đắn tùy theo từng giai đoạn của bệnh và thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và tái khám theo lịch hẹn.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
HÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.


Tuesday, June 23, 2015

Lời khuyên bổ ích nhất cho bệnh nhân trĩ

Tránh ăn mặn, đó là lời khuyên đầu tiên cho người bị trĩ, căn bệnh vốn không trừ một ai, nếu phạm những sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt.
loi-khuyen-bo-ich-cho-benh-nhan-tri
Người mắc trĩ nên ăn nhiều chất xơ.
Khoảng 30 - 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ, trong đó 20% cần phẫu thuật. Các bác sỹ khuyến cáo, nên ăn nhiều chất xơ mỗi ngày sẽ giúp cho “đầu ra” trở nên dễ dàng hơn, tránh được cảm giác khó chịu do chứng táo bón. Các chất xơ có nhiều trong rau, củ, quả.

Tránh ăn mặn
Ăn mặn gây hại cho thận, bất lợi cho bệnh nhân cao huyết áp và sẽ làm tăng nguy cơ bị khử nước cho cơ thể. Từ đó sẽ dễ mắc chứng táo bón “viếng thăm” và là một bất lợi cho bệnh nhân trĩ. Vì vậy, nên học thói quen kiêng ăn mặn, cắt giảm lượng gia vị trong quá trình nấu nướng, hạn chế thu nạp những món ăn nhiều muối như thịt đóng hộp, dưa muối, cà muối, kim chi muối... 
Nước là thần dược quan trọng với sức khỏe, nhất là với bệnh nhân mắc trĩ khi nó có thể giúp cho “đầu ra” trở nên mềm mại, quá trình đào thải những chất cặn bã này ra bên ngoài cũng nhanh chóng hơn rất nhiều. Cho nên uống nước đều đặn, thường xuyên với bệnh nhân mắc trĩ là một thói quen cần được hình thành và duy trì. Mỗi ngày nên uống 1,5 – 2 lít nước, ngoài ra uống thêm sữa, nước trái cây, ăn các món ăn mềm có nhiều nước.

Không nên ngồi quá lâu
Cố gắng mang vác vật nặng quá sức mình sẽ tạo sức ép lớn cho trực tràng, thậm chí có thể khiến cho vùng này bị sưng phồng, gây đau đớn và khó chịu. Không nên ngồi lỳ trên bàn làm việc hoặc bên máy tính vì đây là tác nhân gây mắc bệnh trĩ. Cứ khoảng một giờ làm việc cần đứng dậy để vươn vai, đi lại vừa có tác dụng giảm căng thẳng, không hại thị lực lại hạn chế được nguy cơ mắc trĩ.

Tránh xa rượu bia bởi rượu bia được coi là “kẻ thù” của bệnh trĩ. Đặc biệt, không được nhịn đi cầu. Cảm giác đau rát vùng hậu môn khi đi cầu có thể là nguyên nhân khiến nhiều người nhịn đi cầu. Tuy nhiên, càng nhịn thì nguy cơ bị táo bón và bệnh trĩ càng tăng cao. Lời khuyên dành cho bạn là khi có cảm giác muốn cho “đầu ra” cần cố gắng đáp ứng nhu cầu này của cơ thể nhanh chóng thay vì trì hoãn nó.

Bí kíp giảm đau
Đau đớn là cảm giác khó chịu nhất mà bệnh nhân mắc trĩ phải chịu đựng, tuy không thể loại bỏ hoàn toàn cảm giác này nhưng những mẹo vặt sau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Dùng túi chườm lạnh hoặc đá cục cuốn vào một chiếc khăn mềm và chườm vào vùng bị trĩ khoảng vài lần trong ngày. Mỗi lần chườm nên kéo dài 10 phút. Cách này sẽ giúp bạn giảm sưng phồng ở vùng trĩ và giảm sức ép lên vùng trực tràng. Dùng một chậu nước ấm lớn để ngâm vùng hậu môn và mông. Nếu bạn bị ám ảnh bởi cảm giác đau đớn do chứng táo bón gây nên thì trước khi đi cầu nên thực hiện cách này.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.



Một số loại thảo dược chữa bệnh trĩ

Trĩ nỗi đau khó chia sẻ cùng ai. Có nhiều người đã thử rất nhiều cách nhưng vẫn chưa khỏi. Có người khỏi rồi nhưng lại bị tái phát sau một thời gian. Vậy làm sao chữa khỏi bệnh trĩ mà không phải lãng phí nhiều tiền và tránh khỏi đau đớn thể xác khi phải phẫu thuật cắt búi trĩ. 


Hoa hòe


Hoa hòe có vị đắng tính bình, không chỉ là vị thuốc giúp cầm máu mà còn rất tốt cho người bệnh trĩ. Khả năng này có được là vì hoa hòe có chứa 6-30% rutin. Đây là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch, bảo vệ mạch. Thiếu chất này, mao mạch có thể bị yếu, dễ bị giãn, đứt và vỡ. Bệnh trĩ xảy ra do các mạch máu trực tràng và hậu môn bị suy yếu dẫn đến tình trạng viêm và sưng lên. Rutin sẽ tăng cường sức khỏe của mao mạch, làm cho chúng bền chắc, dẻo dai và đẩy nhanh tiến độ chữa bệnh.

hoa-hoe-dieu-tri-benh-tieu-duong

Ngoài hoa hòe, rutin có trong các loại trái cây như mận, nam việt quất, anh đào, mơ, táo ăn cả vỏ và các loại trái cau họ cam, quýt.

Cây bạch quả (Ginkgo biloba)

Y học cổ truyền Trung Quốc đã sử dụng Ginkgo Biloba trong điều trị bệnh trĩ cách đây từ vài ngàn năm. Trong lá bạch quả có chứa nhóm hoạt chất terpene lactones (gồm ginkgolides và bilobalides), có tác dụng điều hoà mạch máu trên hệ thống mạch máu, đưa máu và ô-xy đến các bộ phận của cơ thể, giúp tăng cường sự đàn hồi, dẻo dai của các mạch máu, góp phần chống lại tình trạng giãn tĩnh mạch trĩ.


Một nghiên cứu lâm sàng trong việc điều trị trĩ cấp tính ở Thái Lan cho thấy, Ginkgo biloba an toàn trong việc điều trị . Các triệu chứng chảy máu, đau rát, mót rặn và đi tiêu đã được cải thiện đáng kể.

Hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut)

Ở châu Âu cổ xưa, người ta thường mang theo hạt dẻ ngựa trong túi để ăn giúp phòng chống viêm khớp và thấp khớp. Trong những năm 1800, người Pháp khởi đầu việc sử dụng chiết xuất hạt dẻ ngựa trong điều trị bệnh trĩ, một dạng của chứng giãn tĩnh mạch.


Hiệu quả này đến từ chất Aescin trong hạt dẻ ngựa. Đây là chất chống viêm có tác dụng làm giảm sưng và viêm, “hàn gắn” các mao mạch bị rò rỉ, ngăn ngừa sự phân hủy của các mao mạch, cải thiện độ đàn hồi trong mạch máu, ngăn chặn các tổn thương tĩnh mạch. Một nghiên cứu đã cho bệnh nhân uống chiết xuất hạt dẻ ngựa ba lần mỗi ngày, mỗi lần 40mg. Sau hai tuần, bệnh nhân cho biết ít chảy máu, giảm sưng, đau và kích thước búi trĩ cũng co lại đáng kể.

Việt quất đen (Bilberry)

Loại quả này rất giàu chất xơ, giúp ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, nó cũng có khả năng đồng hóa natri, fructose và các vitamin có tác dụng rất lớn trong việc cải thiện tiêu hóa.
Một thử nghiệm trên 378 người đã khẳng định, chất xơ có thể giúp giảm cảm giác ngứa, khó chịu và đau đớn ở những người mắc bệnh.


Ngoài quả việt quất đen, bạn cũng cần tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, trái cây tươi, rau quả và ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên, bạn nên tăng chất xơ từ từ trong bữa ăn để tránh tình trạng đầy hơi.

Trái cây họ cam, quýt

Ăn nhiều trái cây họ cam, quýt có thể giúp bạn bổ sung vitamin C (có tác dụng làm bền thành mạch và tăng cường sức đề kháng) và hóa chất thực vật Diosmin. Hóa chất này đã được sử dụng làm thuốc để điều trị các vết loét ở chân do máu lưu thông kém và để điều trị bệnh trĩ. Diomsin làm dịu viêm tĩnh mạch và tăng cường thành mạch máu, rất hữu ích cho người bệnh trĩ.


Diếp cá

Có ý kiến cho rằng, những dẫn xuất của đioxyflavonon (3-4 dioxyflavonol) trong diếp cá có tính chất của Rutin, nghĩa là có khả năng làm tăng sức chịu đựng của huyết quản, làm chúng khó đứt, vỡ. Ngoài ra, diếp cá có tác dụng lợi tiểu và đã được dân gian áp dụng hiệu nghiệm vào điều trị bệnh trĩ lòi dom. Người dân thường dùng 6-12g sắc nước uống, đồng thời sắc nước lấy hơi xông rồi rửa.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:

HÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.


Rượu cũng là một nguyên nhân tạo nên bệnh trĩ

Uống nhiều rượu sẽ bị táo bón và phân khô. Hai biểu hiện này chính là yếu tố gây nên bệnh trĩ. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về mối quan hệ giữa rượu và bệnh trĩ.

ruou-yeu-to-gay-nen-benh-tri
Rượu yếu tố gây nên bệnh trĩ
Nếu bạn chỉ uống từ 1 đến 2 ly rượu nhỏ mỗi ngày thì có thể nói rằng rượu không phải là nguyên nhân gây ra trĩ. Tuy nhiên, nếu bạn chè chén say sưa chỉ cần từ 1 đến 2 đêm mỗi tuần hoặc uống quá nhiều rượu mỗi ngày thì bạn sẽ bị mất nước và gây ra táo bón và phân khô. Táo bón và phân khô là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ.

Uống quá nhiều rượu cũng có thể làm tăng huyết áp tạm thời hoặc thậm chí mạn tính nếu như bạn thường xuyên uống nhiều rượu. Tĩnh mạch trĩ trong trực tràng là các tĩnh mạch mỏng. Các tĩnh mạch này có xu hướng sưng lên dễ dàng và có thể gây ra bệnh trĩ do tăng huyết áp.

Uống rượu vừa phải, điều độ có thể làm giảm huyết áp vì nó giúp giảm mức độ căng thẳng tinh thần và giúp bạn thư giãn sau một ngày vất vả. Tuy nhiên, nếu uống quá mức nó có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Như thế nào được coi là điều độ?

• Đàn ông dưới 65 tuổi uống 1-2 ly nhỏ mỗi ngày được xem là điều độ.

• Đàn ông trên 65 tuổi thì 1 ly được xem là vừa phải.

• Uống 1 ly mỗi ngày được xem là điều độ đối với phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào.

Liệu bạn có được phép uống rượu khi bị bệnh trĩ? Bạn có được uống nhưng tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên kiêng rượu cho đến khi bệnh tình đã khỏi hẳn. Nếu bạn bắt buộc phải uống thì nên uống một cốc nước trước khi uống rượu và sau khi uống rượu. Và lưu ý rằng tuyệt đối không nên uống quá nhiều. Uống nước trước và sau khi uống rượu giúp làm giảm nguy cơ bị mất nước và táo bón hoặc phân cứng.

Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến cho một người bị bệnh trĩ. Nó có thể là do uống quá nhiều rượu hoặc là sự kết hợp của nhiều nhân tố khác nhau và phương pháp điều trị tốt nhất cho căn bệnh này là điều trị tự nhiên tại nhà.

Xem thêm:
Bệnh trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt
Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.


Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp xông hơi

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ như chữa bệnh trĩ bằng nội khoa, thủ thuật, bằng thuốc nam. Ở đây tôi xin giới thiệu thêm một phương pháp là điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng xông hơi.

xong-hoi-dieu-tri-benh-tri
Xông hơi điều trị bệnh trĩ
Để chữa dứt điểm bệnh thì bệnh nhân cần hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng của bệnh trĩ.

Nguyên nhân bệnh trĩ:

- Ngồi lâu khi làm việc làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng.
- Bị táo bón là do phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh trĩ.
- Mang vác nặng
- Yêu bằng cửa sau: ma-sát và áp lực trong quá trình thâm nhập có thể gây kích ứng, khiến bạn đau rát và khó chịu.
- Uống nhiều bia rượu và những thực phẩm nêm nhiều gia vị, ướp nhiều hương liệu: có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn.
- Người béo phì : nhu động ruột giảm (gây đầy hơi, táo bón); hệ mạch ở ruột bị cản trở, gây trĩ tóm lại là khi béo phì thì chức năng hệ tiêu hóa sẽ giảm đi đáng
- Mang thai và sinh con: Khi có thai, áp lực bụng tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng cao, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là tình trạng bí đại tiện tăng thêm, đoạn cuối trực tràng và hậu môn bị nứt, khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
- Thường xuyên cưỡi ngựa, đi xe đạp, xe máy đường dài.
Hội chứng lỵ: là những người đi đại tiện nhiều lần mỗi ngày, mỗi lần đại tiện lại phải rặn nhiều lần sẽ làm tăng áp lực trong ổ bụng.
- Đi tiêu quá lâu: Thời gian hậu môn mở kéo dài thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, nếu bạn hay đọc sách báo trong khi đi vệ sinh sẽ làm rối loạn chức năng đường ruột, tăng gánh nặng ở hậu môn.

Triệu chứng của bệnh trĩ:

- Ngứa quanh lỗ hậu môn.
- Đi cầu kèm máu tươi.
- Sờ thấy các khối trĩ khi đi cầu xong.
- Có cảm giác vướng ở hậu môn.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng xông hơi:

Lá sung, ngải cứu, cúc tần, lá lốt, mỗi thứ một nắm thái nhỏ cùng với một củ nghệ. Đun hỗn hợp nước lá này lên cho sôi, rồi đổ thêm vào một bát nước bồ kết đặc. Đậy vung kín, đun nhỏ lửa trong vòng 10 phút, sau đó đổ cả nước và bã vào bô. Ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15-20 phút thì nước nguội bớt, lúc này có thể ngồi trực tiếp xuống nước khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.
Áp dụng thường xuyên 1-2 tuần là khỏi bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.


Một số loại thảo dược chữa bệnh trĩ hiệu quả

Có rất nhiều cây thảo dược để chữa bệnh trĩ. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn 4 loại cây điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả.

- Lá Vông :

Trong lá vông có chất erythrin là chất có độc, chất này có tác dụng làm giảm và có khi làm mất hẳn hoạt động thần kinh trung ương, tuy nhiên nó không làm ảnh hưởng đến sự kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Trong lá này còn có chất saponin gọi là migarin làm giãn đồng tử.Lá cây này có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp.
Cách dùng: Người bị bệnh dùng lá vông tươi xào với trứng gà ăn, rồi dùng lá già giã ra, nướng nóng đắp vào hậu môn.

la-vong-chua-tri-benh-tri


- Cây thầu dầu:

Trong hạt thầu dầu có vị ngọt, cay, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc. Dầu của cây thầu dầu có tác dụng nhuận tràng thông tiện, tác dụng này khá nhanh không gây kích thích ống tiêu hóa. Lá có vị ngọt, chống ngứa. Rễ nhạt, hơi cay, tính bình có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh.

cay-thau-dau-chua-tri-benh-tri
Cách dùng: dùng lá thầu dầu tía vò ra đắp vào hậu môn và sắc uống cũng rất hiệu quả.

- Cây hoa thiên lý:

Hoa thiên lý giàu vitamin C, B1, B2 và nhiều khoáng chất cần thiết như calci, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm. Vì vậy, nó rất bổ dưỡng, có tác dụng điều trị bệnh lý cao như giải nhiệt, trị giun kim, cải thiện bệnh trĩ và phì đại tuyến tiền liệt. Lá của cây hoa thiên lý có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hiệu quả.

hoa-thien-ly-dieu-tri-benh-tri

Cách dùng : Lấy 100 gam lá và 5 gam muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ bị bệnh trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này.Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần.
- Cây lá bỏng :
Cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát, không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, tiêu độc, giúp vết thương chóng lên da non...

cay-la-bong-dieu-tri-benh-tri

Cách dùng: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Chữa trĩ nội bằng cách lấy 50g lá bỏng rửa sạch, giã kỹ lấy nước uống, hoặc sắc uống. Hoặc ăn sống lá sống đời mỗi ngày 40g cũng cho kết quả tốt.

Đây là những dược liệu có sẵn trong vườn nhà, người bị bệnh trĩ nên tìm hiểu những bài thuốc tự nhiên này để chữa bệnh cho hiệu quả và kết hợp với ăn uống kiêng khem để tránh tái phát.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Bệnh trĩ nên điều trị càng sớm càng tốt

Bệnh  trĩ phổ biến và có thể có tới 45% dân số bị mắc phải. Thông thường thì nam giới sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn do rất nhiều yếu tố. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại là căn bệnh gây ra biến chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt 
dieu-tri-benh-tri-cang-som-cang-tot
Biểu hiện triệu chứng

Bệnh trĩ gần như chắc chắn sẽ xuất hiện ở nhóm người đứng lâu, ngồi nhiều, vận động mạnh, hoặc làm việc nặng… Theo thống kê, ít nhất những người như vậy sẽ có biểu hiện của căn bệnh này ở dạng nhẹ hoặc thỉnh thoảng triệu chứng xuất hiện.

Khi đã thành bệnh, bệnh trĩ thường biểu hiện rõ nhất qua việc bị chảy máu và nặng hơn là sa búi trĩ.

Chảy máu rất dễ nhận ra, nhưng bạn sẽ có thể bị lầm tưởng do táo bón hoặc các vấn đề về đường tiêu hoá, nếu chảy máu kèm theo các biểu hiện đau rát, ngứa và xuất hiện nhiều lần chính là bạn đã bị bệnh trĩ.Sa búi trĩ thường xuất hiện sau. Mới đầu, búi trĩ lòi ra và tự thụt vào được, nhưng sau đó nó không tự tụt vào được và phải thường xuyên ở ngoài.

Nên điều trị bệnh trĩ càng sớm càng tốt

Tâm lý e ngại tạo ra một kết cục đáng buồn là nhiều người không đi khám và điều trị từ sớm mà lại để bệnh tình ngày một thêm trầm trọng. Lúc đầu bệnh nhẹ làm nhiều người còn chưa thấy lo ngại do nghĩ rằng bị táo bón làm chảy máu hậu môn, nhưng về sau khi tình trạng chảy máu nhiều mỗi khi đi cầu rồi sau đó là sa búi trĩ thì bệnh đã ở mức độ 2 hoặc 3. Lúc này sự can thiệp của thuốc chữa bệnh và các vấn đề thực phẩm cần kiêng khem khắt khe hơn rất nhiều.

Nhưng do bệnh mới đầu không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và cũng do ngại tiếp xúc vì bệnh nằm ở khu vực kín đáo nên nhiều người chịu đựng và không có động thái chữa trị sớm. Cũng do chủ quan ngay từ đầu khi đi cầu ra máu từ chỗ không thường xuyên đến ngứa ngáy, khó đại tiện nên nhiều người hình thành thói quen bỏ qua.

Bệnh trĩ nặng lên khó điều trị và khiến bệnh nhân trở nên đau đớn. Chất lượng cuộc sống giảm xuống đáng kể, người bị bệnh lại hay có tâm lý e ngại không biết nói cho ai kể cả người thân của mình. Nhưng điều này là không nên và tốt nhất nên có những hiểu biết và phương pháp phòng và chữa bệnh càng sớm càng tốt để tránh bệnh thêm nặng khó chữa sau này và tránh cảm giác đau đớn khi bệnh nặng.

phat-hien-benh-tri-som
Phát hiện sớm dễ dàng
Những người với thói quen làm việc đứng nhiều hoặc ngồi lâu sẽ dẫn đến tình trạng bệnh tình ngày càng nặng hơn hoặc có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Cũng tương tự đối với những người có thói quen ỉa chảy hoặc mót rặn hoặc thường xuyên bị táo bón. Rất nhiều nơi, bệnh mắc theo nhóm gia đình do thói quen ăn uống giống nhau hoặc bệnh phát triển khi mắc các bệnh khác về huyết áp, bệnh sinh dục, tiết nệu hoặc thay đổi của cơ thể như mang thai, béo phì hoặc sinh đẻ.

Với các triệu chứng xuất hiện, bệnh trĩ dễ dàng được phát hiện và người bệnh có thể ngay lập tức tìm hiểu các phương pháp phòng và chữa bệnh:

Chúng ta có thể phát hiện sớm bệnh trĩ dựa vào các biểu hiện sau:

Chảy máu: Chảy máu khi đi cầu có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu nó xuất hiện thường xuyên và xuất hiện kể cả khi bạn không bị táo bón thì rất có thể bạn đã bị bệnh trĩ.

Sa trĩ: triệu chứng bệnh trĩ đã nặng hơn. Khi bị sa búi trĩ, lúc đầu tự búi trĩ rút lên được, nhưng sau đó phải có sự tác động mới co lên được. Lúc này, bệnh sẽ gây ra sự khó chịu đáng kể cho người bệnh.

Các triệu chứng khác: Đôi khi có thể chỉ có cảm giác cồm cộm, nhưng cũng có thể bệnh nhân sẽ cảm thấy nhiều triệu chứng gây ra cảm giác vừa đau vừa khó chịu như:
  • Tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn
  • Bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niệm mạc hay nằn trong hố ngồi – trực tràng… gây đau. Bệnh nhân có chảy dịch nhầy ở hậu môn và thường kèm theo sa trĩ nặng, có khi là triệu chứng của bệnh lý khác như viêm trực tràng, u trực tràng… Ngoài ra, bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
Ngoài ra, những người có nguy cơ cao (thường xuyên tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh) phải thường xuyên chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bởi vì, bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, càng có nhiều biến chứng, phương pháp điều trị càng phức tạp và càng dễ tái phát

Cách điều trị bệnh trĩ đơn giản và hiệu quả

Có nhiều cách để trị bệnh này đều có những thế mạnh nhất định ví dụ như điều trị nội khoa là phương pháp điều trị đầu tay, bắt đầu cho mọi phương pháp khác. Về mặt lý thuyết nói chung, cần sự can thiệp vào búi trĩ để triệt tiêu búi trĩ hoàn toàn. Tây y sẽ sử dụng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ và thắt tĩnh mạch cho kết quả khả quan. Sau phẫu thuật sẽ giảm được nhiều đau đớn nhưng lại là phương pháp dễ gây ra biến chứng như nhiễm trùng hoặc hẹp hậu môn.

Đông y từ rất lâu lại có phương pháp điều trị“đánh vào tận gốc của bệnh” bằng cách sử dụng các dược liệu quí như diếp cá, đương quy, ru tin, nghệ tinh chất làm cho khí huyết lưu thông, giải nhiệt, giải độc, trị bệnh táo bón, tiêu viêm, tăng sức bền thành mạch, co búi trĩ. Các bài thuốc này đã được chứng minh bằng nhiều chứng cứ khoa học và dựa trên thực nghiệm nghiên cứu trên hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh trĩ. Bài thuốc này có thể giúp cho bệnh nhân mắc trĩ nội mức độ 3 trở xuống chữa dứt điểm bệnh mà không cần phẫu thuật. Hiện bài thuốc này cũng không khó kiếm.

Để tránh mắc bệnh, phòng bệnh đúng cách bằng việc uống một ly nước vào buổi sáng, tập thói quen sinh hoạt đúng giờ, đều đặn, đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày và luyện tập thể dục thể thao vừa sức và đồng đều. Hình thành thói quen ăn uống nhiều chất xơ, ít dùng đồ cay, nóng và chất kích thích.
Xem thêm:
Bài thuốc truyền đời chữa bệnh trĩ của Lương y Hà Thành.
Phương pháp điều trị trĩ nội- dieu tri tri noi

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.


Một số điều bất ngờ về bệnh trĩ

Những người mắc bệnh trĩ thì khỏi phải nói, càng mệt mỏi hơn rồi. Nhất là những bệnh về tiêu hóa thì làm sao tránh khỏi được nhiều phiền toái và những cảm giác vô cùng khó chịu.
Bệnh trĩ có nguy cơ tái phát cao

mot-so-dieu-bat-ngo-ve-benh-tri
Ảnh minh họa
Đúng là bệnh trĩ chỉ đơn giản là một căn bệnh xả ra do vấn đề tiêu hóa của bạn, đồng thời, đó hoàn toàn có thể là những biến chứng xảy ra khi những thói quen ăn uống và sinh hoạt của bạn được áp dụng thường xuyên và liên tục. Những người bị bệnh trĩ đều hiểu rằng, khi mắc bệnh trĩ, thật khó có thể lí giải được những nguyên nhân có thể xảy ra ngoài việc bạn sinh hoạt và ăn uống hàng ngày không đủ chất, không lành mạnh. Chính bởi những lí do này nên người bệnh rất dễ gặp và tái phát lại bệnh trĩ ngay sau khi đã chữa khỏi. Tôi từng đọc nhiều bài báo và nhận ra rằng nguy cơ mắc lại bệnh trĩ rất cao, có khi nó cứ lặp đi lặp lại như bệnh viêm mũi rồi đau họng, làm phiền chúng ta đến khi nào chữa khỏi thì thôi. Chưa kể là bệnh này sau khi khỏi rồi còn khiến cho người bệnh mất bao nhiêu thời gian dài mới có điều kiện lành bệnh hoàn toàn. Tôi vẫn cho rằng việc mắc bệnh trĩ thì hoàn toàn dễ hiểu thôi, nhưng làm thế nào để ngăn ngừa nó quay lại, ngăn ngừa nó biến chứng rộng hơn mới là quan trọng.

Cần điều trị bệnh trĩ kịp thời

dieu-tri-benh-tri-kip-thoi
Điều trị bệnh trĩ kịp thời
Đáng lo hơn khi điều trị bệnh trĩ xong rồi mà vẫn chưa hết nguy cơ mắc bệnh trĩ, nó hoàn toàn có thể quay lại xuất hiện và ám ảnh, hành hạ chúng ta một cách tồi tệ, chính bởi lẽ đó mà giờ đây, chúng ta cần có sự tham khảo kĩ đối với căn bệnh này, có như vậy mới tránh được những hậu họa khôn lường về sau. Tôi đã từng nghe được những mẩu tin về sức khỏe trên truyền hình, mà trong đó những bệnh nhân bị mắc bệnh trĩ có nguy cơ tái phát cao lắm. do khỏi bệnh mà không kiêng khem đúng cách, không những mắc lại bệnh trĩ mà còn tổn thương nhiễm trùng rất dễ dàng luôn. Chính vì vậy, mỗi người mà bị căn bệnh trĩ phải có chế độ phục hồi với cơ thể cho thật tốt, không thì dễ tái phát lại căn bệnh này lắm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:


NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại hiện nay có rất nhiều người đang mắc phải. Khi bị bệnh người bệnh thấy khó chịu, đau đớn phần hậu môn. Vậy nên phát hiện sớm các  triệu chứng để phòng tránh và điều trị kịp thời.

Chảy máu khi đi đại tiện

Chảy máu là triệu chứng bệnh trĩ ngoại có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chỉ chảy máu khi bị táo bón. Máu chảy ít và rất kín đáo, hiện trên giấy chùi vệ sinh hoặc trong phân có vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn. Về sau mỗi khi đi cầu, dù táo bón ít hay táo nhiều, thậm chí có trường hợp không táo bón, nhưng rặn phân vẫn có máu. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy. Có trường hợp máu chảy thành giọt hay thành tia.

Các triệu chứng, dấu hiệu này có thể xuất hiện thường xuyên hoặc ngắt quãng, song đám rối tĩnh mạch trĩ vẫn có thể âm thầm căng giãn trong ống hậu môn. Bệnh nhân cũng như thầy thuốc thường không khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh.

Giãn tĩnh mạch

– Thời gian đầu, người bệnh có cảm giác khu vực hậu môn bị sưng lên bất thường, sau khi đại tiện, tình trạng sưng tấy càng trở nên nặng hơn, như bị viêm, sưng, đau…Khi kiểm tra trong ngoài, xung quanh ống hậu môn có thể thấy những u cục sưng nổi lên, bên ngoài các u cục đó bọc một lớp da, dưới lớp da các tĩnh mạch đã bị căng phồng lên.
Do viêm nhiễm

– Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do hậu môn bị tổn thương, sinh ra nhiễm trùng, hoặc do nứt kẽ hậu môn dẫn đến phần da ở các nếp gấp hậu môn bị viêm nhiễm và sưng tấy. Người mắc bệnh trĩ, thường cảm nhận được cơn đau thắt ở vùng hậu môn, ướt át- ngứa ngáy khó chịu, nhất là sau khi đại tiện sau hoặc khi cơ thể phải hoạt động quá nhiều thì những triệu chứng đó càng nghiêm trọng hơn. Khi kiểm tra vùng hậu môn, có thể thấy ngay phần da ở nếp gấp hậu môn bị sung huyết ứ máu, sưng tấy, ít dịch tiết ra.
Sa bũi trĩ

– Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện. Lúc đầu, xuất hiện khối nhỏ (khối thịt thừa) lồi ra ở lỗ hậu môn. Càng về sau khối lồi ra đó to lên dần, từ hạt gạo, hạt đỗ, hạt lạc… và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn, kích thước thì càng lớn dần vướng víu, căng tức.

Ngoài 4 triệu chứng chính mà chúng tôi liệt kê ở trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa, ướt dịch quanh lỗ hậu môn.

Dấu hiệu phát hiện bệnh trĩ ngoại được các bác sĩ đánh giá không quá khó để nhận biết. Song vì tâm lý e ngại, xấu hổ, các bệnh nhân thường chữa trị khi đã khá muộn, tốn kém.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hiền

Điện thoại: 0967.2468.74 hoặc 0906.298.985

Địa chỉ: Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh – Huyện Hoài Đức – Hà Nội