Cứ 10 người thì có đến 9 người mắc bệnh trĩ. Thực tế cho thấy, trĩ là một trong những bệnh thường gặp ở tất cả mọi người. Vậy bệnh trĩ là bệnh như thế nào mà nhiều người mắc phải như vậy.
Theo dân gian, trĩ hay còn được gọi là lòi dom. Trĩ hình thành là do quá trình dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng. Tuy trĩ là bệnh lành tính, không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại là thủ phạm gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Trĩ hình thành ở hậu môn, vùng kín nên người bệnh thường cảm thấy ái ngại, tự ti mỗi khi nhắc đến việc khám trĩ và điều trị, dần dần làm bệnh càng trở nên nặng và khó điều trị, tái phát nhiều lần.
1. Nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do đâu?
- Táo bón kinh niên
Trong cơ thể chúng ta, những mạch máu được gọi là tĩnh mạch với áp suất trong lòng mạch thấp, có nhiệm vụ đưa máu về tim. Các tĩnh mạch này cũng tập trung xung quanh hậu môn. Khi chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các loại thức ăn qua tinh chế hay chế biến sẵn sẽ làm cho thức ăn khó tiêu, gây táo bón. Chứng táo bón sẽ làm tăng áp lực trong lòng các bó tĩnh mạch quanh hậu môn, làm chúng dãn quá mức, từ đó hình thành bệnh trĩ.
- Hội chứng lỵ và ruột bị kích thích
Người bị bệnh lỵ, số lần đi đại tiện trong này rất nhiều. Không những thế lại có cảm giác đau quặn bụng, dùng lực khi đi vệ sinh. Khi dùng lực là rặn sẽ làm tăng áp lực ở ổ bụng, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ hình thành và phát triển.
- Chế độ ăn uống và luyện tập không hợp lý
Khi quá nhiều đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, thưc ăn nhanh… mà không ăn rau xanh, chất xơ chúng ta sẽ rơi vào tình trạng “nóng trong” từ đó dẫn đến nhiệt và táo bón. Khi cơ thể mất nước, sức đè kháng kém gây táo bón. Theo thông tin ở trên, táo bón kéo dài sẽ làm hậu môn trực tràng bị tổn thương từ đó gây nên bệnh trĩ.
Những người lười vận động, nhất là dân văn phòng, ngồi nhiều, uống ít nước thì nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng rất cao.
Chế độ ăn uống không hợp lý tạo điều kiện cho trĩ phát triển
- Áp lực vùng chậu
Trường hợp này thường gặp ở các bà mẹ mang thai. Bởi khi mang thai, vùng chậu sẽ phải chịu áp lực lớn do sự phát triển lớn dần của thai nhi, làm các đám rối tĩnh mạch căng phồng và dãn ra quá mức. Chính điều này làm chị em gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động và sinh hoạt. Đây cũng là lý do phổ biến tại sao phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất lớn.
2. Phân loại trĩ
Theo các chuyên gia, trĩ có 3 loại cơ bản: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Các đám rối tĩnh mạch này sẽ có 3 vị trí khác nhau: bên phải có hai, một ở trước, một ở phía sau và bên trái có một. Khi bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, các búi sẽ tương ứng với các vị trí 10 – 11h, búi phải tương ứng với vị trí 7 – 8h, búi trái tương ứng với vị trí 3 – 4h của mặt đồng hồ.
- Trĩ nội: Trĩ nội nằm ở lớp dưới niêm mạc, phía trên đường lược. Bao bọc xung quanh búi trĩ là niêm mạc. Lúc đầu búi trĩ còn nhỏ, nằm trên đường lược. Về sau to dần ra làm mô nâng đỡ và dây chẳng cũng sa xuống. Dựa vào mức độ sa nhiều hay ít sẽ có nhiều mức độ:
+ Trĩ nội độ 1: Búi trĩ sa thấp xuống dưới đường lược, nhưng vẫn nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
+ Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa thấp hơn nữa. Lúc nghỉ ngơi, búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Khi rặn, búi trĩ thập thò ở lỗ hậu môn có thể nhìn thấy được
+ Trĩ nội độ 3: Khi rặn đại tiện, khi đi lại nhiều, khi ngồi xổm hay khi làm việc nặng, búi trĩ sa ra, nằm ngoài ống hậu môn. Khi đại tiện xong búi trĩ tự tụt vào hay phải nằm nghỉ hồi lâu búi trĩ mới tụt vào hoặc nhét vào
+ Trĩ nội độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn có nhét vào lại cũng tụt ra ngay.
- Trĩ ngoại: Trĩ ngoại khác trĩ nội ở chỗ các đám rối tĩnh mạch nằm noài dưới da chung quanh lỗ hậu môn. Trĩ ngoài nằm ngoài hậu môn và được bao bọc búi trĩ ngoại là da.
- Trĩ hỗn hợp: Trĩ nội nằm trong ống hậu môn, trĩ ngoại nằm ngoài ống hậu môn. Chúng phân cách nhau bởi đường lược. Ở vùng đường lược, niêm mạc dính chặt với mặt trong cơ thắt trong bởi dây chằng Parks. Dây chằng Parks là những sợi cơ đi từ mặt trong của cơ thắt trong đến bám vào niêm mạc ống hậu môn. Khi dây chằng Parks bị thoái hoá keo, nhẽo ra không đủ sức phân cách trĩ nội và trĩ ngoại, chúng hợp lại với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.
3. Triệu chứng của bệnh trĩ
Người bị bệnh trĩ sẽ có các triệu chứng sau: Đại tiện ra máu, đau rát và luôn có cảm giác khó chịu. Khi đi vệ sinh sẽ có cảm giác đau đớn, không được thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh trĩ khiến bạn khó chịu
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ: từ các phương pháp dân gian đến hiện đại. Các phương pháp dân gian như sử dụng các loại lá đắp, xông hơi… đến thuốc bôi, uống, đông y và hiện nay là các kỹ thuật cắt trĩ hiện đại.
Tuy nhiên, khi người bệnh quyết định sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào đều phải hỏi ý kiến của các chuyên gia bác sỹ. Vì mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng, nếu không biết cách sử dụng hợp lý sẽ dẫn đến các tác dụng phụ, bệnh không thuyên giảm mà còn tiền mất tật mang, ảnh hưởng đến sức khỏe về sau.
Việc điều trị phải tuân theo phác đồ, thời gian cụ thể, dùng thuốc theo liệu trình. Đồng thời thực hiện ăn uống và sinh hoạt điều độ, có như vậy bệnh mới khỏi dứt điểm, không có nguy cơ tái phát về sau.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều
trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc
trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe
về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA
TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị
Hiền
Điện thoại: 0967.2468.74
hoặc 0906.298.985
Địa chỉ: Xóm Đình –
Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh – Huyện Hoài Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihien.com
|
những tình trạng căn bệnh da liễu tồn tại vĩnh viễn trên da thường trải qua một số thời kỳ hoặc phòng khám da liễu ở Quảng Bình chu kỳ với một số triệu chứng. những tình trạng không thể chữa hết tuy nhiên có thể thuyên giảm. mặc dù vậy, nếu bạn bị stress, hoặc mắc các căn bệnh khác, hoặc bị lao lực thì căn bệnh có thể tái phát.nếu như da bị đau, bạn có thể sẽ được b.sĩ chỉ định sử dụng thuốc bớt đau nhức. Trong tình trạng da bị lở loét, tổn thương, hoặc bệnh dễ truyền, có thể thầy thuốc sẽ cho thuốc mỡ để thoa cùng với băng gạc để đắp kín.
ReplyDelete