Saturday, October 31, 2015

Rau diếp chữa bệnh trĩ nội

Rau diếp ngoài được dùng trong các bữa ăn hàng ngày rất ngon miệng còn có công dụng chữa bệnh trĩ nội mà ít ai biết.

Cây rau diếp có tác dụng trong chữa bệnh trĩ nội.

ăn rau diếp chữa bệnh trĩ nội
Chữa bệnh trĩ nội bằng cây rau diếp.

Rau diếp là một loại cây thảo, mềm, cùng loại với rau xà lách. Đây là 2 loại rau rất quen thuộc, phổ biến trong đời sống hàng ngày dùng để làm rau ăn. Thông thường rau diếp nói chung dùng để làm rau sống ăn kèm các món ăn và gia vị khác tạo cảm giác lạ, ngon miệng được nhiều người ưa thích.
Theo Đông y, rau diếp có vị đắng ngọt, tính lạnh, vào các kinh Đại tràng và Vị. Có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, thanh nhiệt, hạ hỏa, giải nhiệt và khai vị (dùng vào đầu bữa ăn có tác dụng kích thích tuyến tiêu hóa). Rau diếp thường được dùng để chữa trị cho các trường hợp chữa nhiệt độc sưng đau, tiểu khó, tiểu buốt, niệu huyết (tiểu ra máu), nhũ chấp bất thông (sữa không xuống), ...
Đặc biệt, trong y học cổ truyền và dân gian dùng rau diếp chữa bệnh trĩ nội, đại tiện xuất huyết rất đơn giản, hiệu quả cao và lành tính.

Cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp hiệu quả.

Dùng rau diếp làm bài thuốc chữa trị rất tốt cho các trường hợp bị bệnh trĩ nội, đại tiện xuất huyết. Người bệnh có thể áp dụng theo các cách như sau:
  • Dùng rau diếp rửa thật sạch (nên ngâm rửa kỹ bằng nước nuối pha) để làm rau ăn hàng ngày có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
  • Bạn lấy rau diếp và ngó sen đem rửa sạch, ép lấy nước cốt lượng bằng nhau, trộn đều, thêm một chút mật ong vào để uống 2 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện cho tới khi khắc phục được tình trạng bệnh.
  • Dùng rau diếp rửa thật sạch, sắc nước dùng để ngâm rửa vùng hậu môn có tác dụng sát trùng và giảm đau rất hiệu quả. Cách này áp dụng hiệu quả cho trường hợp hậu môn bị lở loét.
Ngoài công dụng chữa bệnh trĩ, các bạn còn có thể tận dụng loại rau này để chữa trị các bệnh khác cũng rất tốt, bao gồm:
- Chữa mụn nhọt sưng đau: rất đơn giản, ban chỉ cần lấy rau diếp tươi, rửa sạch, giã nát; đắp vào chỗ bị nhọt, ngày thay 2-3 lần. Có thể sử dụng cả với mụn trứng cá.
- Chữa bí tiểu tiện, tiểu tiện ra máu: dùng mầm và ngọn rau diếp, rửa sạch, giã nhuyễn rồi dùng đắp lên rốn, sau một lúc là tiểu tiện được.
- Chữa tắc sữa ở phụ nữ sau sinh: dùng rau diếp rửa sạch, giã nát, cho thêm một chút rượu trắng và hòa đều rồi chắc lấy nước uống. Hoặc bạn có thể lấy rau diếp sắc với nước rồi cho thêm rượu trắng vào uống.
Các bài thuốc từ rau diếp chữa bệnh rất đơn giản mà mang lại hiệu quả cao và an toàn. Chính vì thế, các bạn có thể kiên trì áp dụng để có hiệu quả trị bệnh cao. Tuy nhiên, có sách cổ ghi chép nếu quá lạm dụng rau diếp có thể gây mờ mắt là điểm cần lưu ý.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Bệnh trĩ có gây vô sinh không ?

Bệnh trĩ có gây vô sinh không đang là thắc mắc và lo lắng của rất nhiều bệnh nhân nữ bị trĩ. Vậy bệnh trĩ có gây vô sinh ?
Bệnh trĩ rất phổ biến và có những lời nói truyền tai nhau rằng bệnh trĩ có thể gây vô sinh hay lây nhiễm làm cho bệnh nhân trĩ vô cùng lo lắng và phân vân chưa biết sự thực ra sao. Số người bị bệnh trĩ ngày nay tăng cao, tăng rất nhanh là do nguyên nhân sinh ra nó là thói quen sinh hoạt không tốt của rất nhiều người trong thời buổi cuộc sống cũng bị hiện đại hoá. Hệ luỵ, biến chứng của bệnh trĩ cũng gây nhiều khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân và còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Khi trĩ xuất hiện các biến chứng tức là khi bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu, nhiều người lại lo lắng sẽ bị vô sinh hay bệnh có thể lây nhiễm cho người khác, sau đây là câu trả lời cụ thể:

bệnh trĩ có gây vô sinh không
Bệnh trĩ có gây vô sinh ?

Bệnh trĩ có gây vô sinh không ?

Câu hỏi này thường được đặt ra ở nữ giới do kêt cấu bộ phận sinh dục và khoảng cách giữa hậu môn và bộ phận sinh dục là khá gần. Nhưng bệnh nhân nữ hãy yên tâm vì bệnh trĩ không hề ảnh hưởng đến khả năng mang thai và sinh con của bạn.
Triệu chứng của bệnh thường là đau đớn, bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt, đại tiện ra máu… Bệnh phát triển thành biến chứng thì hậu quả nặng nề hơn, vì vậy, khi phát hiện bị bệnh trĩ thì nên đi thăm khám bác sĩ kịp thời để được chữa trị. Nếu bệnh trầm trọng có thể gây viêm nhiễm vùng hậu môn, do khoảng cách giữa bộ phận sinh dục và hậu môn khá gần nên có thể bộ phận sinh dục cũng bị viêm nhiễm. Để đề phòng viêm nhiễm bộ phận sinh dục, bạn phải giữ vệ sinh sạch sẽ vùng trĩ và thăm khám bác sĩ để tránh các biến chứng đáng tiếc như viêm nhiễm bộ phận sinh dục, ap – xe hậu môn…
Như ta đã tìm hiểu trên, bệnh trĩ không hề gây ảnh hưởng dến khả năng mang thai và sinh em bé của chị em phụ nữ, bệnh cũng không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác mà nó chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu phát hiện bị bệnh trĩ, nên đến thăm khám kịp thời để được chữa trị và tư vấn. Không nên chủ quan về bệnh tình của mình.
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Friday, October 30, 2015

Thầu dầu tía bài thuốc chữa bệnh trĩ.

Thảo dược chữa bệnh trĩ có rất nhiều. Trong đó, thầu dầu tía rất được tin dùng để chữa khỏi bệnh trĩ.

Thầu dầu tía tên khoa học là Ricinus communis L thuộc họ thầu dầu. Hạt thầu dầu có vị ngọt, cay, tính bình, có độc, có tác dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc. Dầu của cây thầu dầu có tác dụng nhuận tràng thông tiện, tác dụng này khá nhanh không gây kích thích ống tiêu hóa.
Theo GS. Đỗ Tất Lợi thì dầu thầu dầu không gây hiện tượng xót trong ruột, chỉ làm ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn, không gây ảnh hưởng đến tiểu khung, bởi vậy được sử dụng cho phụ nữ đang mang thai là rất tốt để chống táo bón mà không gây ra nguy hiểm gì.

thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Thầu dầu có tác dụng nhuận tràng thông tiện hỗ trợ điều trị trĩ.

Nếu bị bệnh trĩ, bạn có thể thử áp dụng một trong những phương pháp sau:
  • Thầu dầu tía 3,4 lá nhỏ hoặc 2 lá to, lá vông khoảng 3 lá.
Giã nát cả 2 loại lá trên bọc vào miếng vải mỏng, đắp vào hậu môn ngồi lên đúng 5 phút. Không ngồi lâu hơn 5 phút. Làm liên tục ngày 1 lần trong vòng 1 tuần thì bệnh đỡ hẳn, sau 1 tháng thì khỏi bệnh.
  • 9 hạt thầu dầu tía, 9 học trò nước .
Hai thứ giã nát, xào với dấm thanh cho nóng, vạch tóc ra, đắp vào “nê hoàn cung” . Bệnh nhân phải coi chừng, nếu trĩ rút lên thì phải gỡ bỏ thuốc đi, để lâu có hại, vì sức thuốc quá mạnh.
  • Lá thầu dầu, lá và hoa dừa cạn.
Các thứ giã nhỏ đắp tại chỗ băng lại. Đồng thời cho uống bài thuốc: Dừa cạn 20g, Đảng sâm 16g, Cỏ mực 20g, Sài hồ 10g, Đương quy 12g, Cam thảo 12g, Trần bì 10g, Hoàng kỳ 12g, Thăng ma 10g, Bạch truật 16g. Sắc 3 lần uống 3 lần, 1 thang/ngày, liên tiếp 10 ngày liền. Uống tiếp đợt 2 sau khi nghỉ 3-4 ngày.
Ngoài việc điều trị bệnh trĩ, người bệnh cũng cần phải có chế độ ăn uống và chế độ tập luyện hợp lý để đảm bảo hiệu quả. 
Nguồn: Theo Đất Việt
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Lời khuyên cho những người phẫu thuật trĩ.

Sau khi phẫu thuật, nếu người bệnh không được khuyến cáo đầy đủ về cách thức chăm sóc, vệ sinh và ăn uống thì bệnh có thể sẽ tái phát trở lại. Dưới đây là những lời khuyên cho người sau phẫu thuật trĩ.
Tây y dùng các thủ thuật hay bằng phẫu thuật nhằm cắt bỏ búi trĩ và thắt các tĩnh mạch trĩ tận gốc bằng phẫu thuật Longo cho kết quả khá khả quan như thời gian nằm viện ngắn, giảm đau nhiều sau mổ. Tuy nhiên, loại bỏ búi trĩ bằng phương pháp này, thường rất đau đớn, lâu hồi phục và có thể xảy ra một số biến chứng như: Nhiễm trùng hậu môn, hẹp hậu môn,…Chính vì vậy đối với những người đã tiến hành phẫu thuật trĩ cần hết sức chú ý.
những chú ý sau phẫu thuật trĩ
Lời khuyên cho những người phẫu thuật trĩ

Những điều cần biết sau phẫu thuật

- Sau mổ 24 giờ, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường, tuy nhiên cần cữ tiêu, ớt, cà rốt, rượu bia. - Giữ khô vết thương bằng cách lót giấy thấm và băng; không bôi thuốc, không ngâm hậu môn trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Trong những ngày đầu sau mổ, vết thương có thể thấm dịch màu hồng; nếu vết thương ra máu cục, dùng gạc hay giấy thấm tẩm oxy già ép vào vết thương và báo cho bác sĩ biết.
- Tránh táo bón, nhưng cũng không nên đi đại tiện nhiều lần trong ngày (dễ gây chảy máu vết mổ).

Lời khuyên cho bệnh trĩ sau phẫu thuật

- Trường hợp đại tiện lắt nhắt nhiều lần trong ngày, cảm giác nặng hay đau hậu môn, dùng thuốc giảm đau nhưng không khỏi, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn.
- Rỉ dịch vết thương, một lớp màng nhầy dính giấy lót thường kéo dài 8 tuần sẽ khỏi.
- Không đi xe máy trong 2 tuần đầu để phòng ngừa chảy máu.
Đa số bệnh nhân trĩ hy vọng rằng, sau phẫu thuật sẽ vĩnh viễn thoát khỏi nỗi ám ảnh của bệnh trĩ. Tuy nhiên, bệnh trĩ có thể xuất hiện trở lại sau vài tháng hoặc lâu hơn. Chính vì vậy mặc dù đã tiến hành phẫu thuật trĩ nhưng cũng không nên chủ quan. Cần phải có chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện hợp lý để tránh bệnh trĩ tái phát.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Tập thể dục với người bênh trĩ.

Tham khảo các bài tập thể dục đơn giản, nhẹ nhàng cho người bị trĩ. Kết hợp các bài tập này cùng với chế độ ăn uống để điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
Khổ như nỗi khổ của người bệnh trĩ là câu nói thường dùng để nói về nỗi đau do trĩ. Người bị trĩ ngoài việc điều trị cần tham khảo một số bài tập sau để giảm đau đớn.

  • Co thắt cơ vòng

Ngồi trên ghế, thả lỏng, tập trung tư tưởng vào hậu môn
Ngồi trên ghế tựa, thả lỏng toàn thân, tập trung tư tưởng vào vùng hậu môn, tiến hành từ từ co thót niệu đạo và cơ vòng trực tràng làm nhíu hậu môn sau đó thả lỏng. Tiếp tục làm khoảng 50-100 lần, mỗi ngày 2-3 lần. 

  • Hít thở thả lỏng

Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, hai bàn tay đặt chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ kết hợp với thở bụng sâu, khi hít vào bụng phình lên, khi thở ra bụng thót lại. Làm từ 10-20 lần, mỗi ngày làm 2-3 lần. 

  • Hãm nước tiểu khi đi tiểu

Khi đi tiểu, tiến hành ngắt nước tiểu bằng cách co thắt hậu môn rồi lại đi tiểu tiếp, rồi lại ngắt, làm như vậy nhiều lần cho đến khi đi hết nước tiểu. Mỗi ngày làm 2-3 lần. 

  • Tập luyện trên giường 

Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng, thở chậm, đều và sâu. Tiếp đó lấy đầu và 2 gót chân làm điểm tựa nhấc cao mông lên đồng thời nhíu hậu môn, sau đó từ từ thả mông xuống, thả lỏng cơ hậu môn, làm 20 lần, mỗi ngày thực hiện thao tác này vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức giấc.
tập thể dục với người bị trĩ
Tập thể dục để giảm nỗi đau do trĩ
(Ảnh: Internet)

  • Kẹp đùi co thót hậu môn

Nằm ngửa trên giường, toàn thân thả lỏng thư giãn trong vài phút. Tiếp đó, hai đùi bắt chéo nhau, dùng lực kẹp chặt mông và đùi, thót dần hậu môn, giữ nguyên trong 5 giây hoặc dài hơn. Làm 20 lần, mỗi ngày 2-3 lần. 

  • Ngồi thẳng thót hậu môn

Ngồi trên ghế hoặc giường, hai bàn chân bắt chéo nhau, hai bàn tay đặt sau lưng rồi từ từ đứng dậy, đồng thời co thót hậu môn, giữ như vậy trong 5 giây rồi thả lỏng, làm liên tục 15 lần, mỗi ngày thực hiện 2-3 lần. 

  • Ngâm và co thót hậu môn

Ngâm hậu môn trong một chậu nước ấm rồi từ từ co thót hậu môn liên tục nhiều lần, kết hợp với việc dùng ngón tay giữa day ấn huyệt trường cường nằm ở ngay dưới mỏm xương cùng cụt gần sát hậu môn. 

Để đạt được hiệu quả cao và nhanh nhất, cần lựa chọn cách tập cho phù hợp với tính chất bệnh lý và điều kiện cá nhân, có thể kết hợp nhiều cách tập khác nhau cùng trong một ngày để điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Vẫn cần phải nhắc lại là, kết quả phòng chống bệnh trĩ bằng các cách tập này chỉ có thể có được khi chúng ta tiến hành một cách đều đặn, kiên nhẫn và đúng phương pháp.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Thursday, October 29, 2015

Táo bón và bệnh trĩ.

Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó cũng làm khổ không ít người không may mắc phải. Có nhiều nguyên nhân gây làm bạn bị trĩ trong đó, táo bón là nguyên nhân hàng đầu.

Táo bón là nguyên nhân chính gây bệnh trĩ.

Những người bị táo bón, phân sẽ khô, cứng, đè nén lên trực tràng khiến cho tĩnh mạch ở dưới niêm mạc trực tràng phải chịu áp lực và gây ra cản trở cho quá trình lưu thông của máu. Đặc biệt các ở tĩnh mạch trên trực tràng và các nhánh khác, máu sẽ dễ bị hồi đọng, dễ  hình thành nên bệnh trĩ.
Ngoài ra, những người bị táo bón khi đi vệ sinh bao giờ cũng phải tốn rất nhiều sức hơn người bình thường. Khi đó, áp suất trong bụng cũng tăng lên, hậu môn và trực tràng bị đè xuống gây cản trở cho việc tuần hoàn các tĩnh mạch và ảnh hưởng đến việc sắp xếp các huyết quản trên trực tràng, phân cũng dễ bị nén ép làm cho tĩnh mạch dưới niêm mạc trực tràng phải mở rộng ra. Những người bị táo bón nặng, thậm chí có thể làm cho niêm mạc trực tràng và lớp cơ tách rời khỏi nhau, ống hậu môn theo phân chuyển xuống dưới, lâu ngày dễ sinh ra bệnh trĩ.

táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ
Táo bón là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh trĩ

Mặt khác, trĩ có thể làm phát sinh hoặc làm trầm trọng thêm bệnh táo bón.

Trĩ có thể gây ra đau đớn khi đi vệ sinh. Khi niêm mạc bị tách rời ra, cảm giác đau đớn lúc đó rất mạnh. Do vậy, người bệnh sẽ sợ hãi và không dám đi vệ sinh. Chính họ đã tạo điều kiện cho phân lưu lại trong ruột lâu hơn, từ đó gây ra táo bón hoặc trầm trọng hơn. Ngoài ra, trong quá trình phẫu thuật trĩ nếu cắt bỏ đi quá nhiều lớp biểu bì ở ống hậu môn thì sau đó khoảng 2 tuần hậu môn sẽ hình thành sẹo, co vào khiến cho cửa hậu môn bị co hẹp tạo nên một sẹo cứng không thể mở rộng ra được. Vì thế, hậu môn bị hẹp lại khiến cho phân rất khó lọt qua, từ đó sinh ra táo bón.
bệnh trĩ làm trầm trọng hơn bệnh táo bón
Bệnh trĩ làm trầm trọng hơn bệnh táo bón.
Bởi mối quan hệ chặt chẽ và ràng buộc giữa bệnh trĩ và táo bón, nên để khỏi hẳn bệnh trĩ và khỏe mạnh, phải điều trị đồng thời cả hai bệnh trên. Cần có những chế độ ăn uống, bài thuốc để điều trị táo bón tránh để dẫn đến tình trạng bệnh nặng gây ra trĩ. Đồng thời, cũng cần phát hiện và điều trị bệnh trĩ kịp thời tránh làm trầm trọng hơn bệnh táo bón.
Nguồn: Sưu tầm

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Nguy hiểm với biến chứng của trĩ.

Bệnh trĩ vốn là căn bệnh mang lại nhiều phiền toái, khó chịu cho người mắc phải nhưng những biến chứng của trĩ còn đáng sợ hơn, gây nhiều khó chịu, mệt mỏi và nguy hiểm cho bệnh nhân.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh do sự căng dãn quá mức tại các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn gây viêm sưng hoặc xuất huyết. Do bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường rất ngại đi khám và điều trị, nhất là với phụ nữ. Có nhiều người âm thầm chấp nhận nhiều năm. Vì vậy, bệnh thường chuyển sang giai đoạn nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn:
  • Tắc mạch: Tắc mạch trĩ có thể là do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu, làm búi trĩ thình lình sưng to, khiến bệnh nhân đau dữ dội. Lúc này cần mổ lấy cục máu ngay.
  • Nghẹt: Nghẹt là khi búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch có thể bị tắc gây phù nề và do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được.. Khi nhìn, thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt là da màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ, sưng nề, rải rác có những nốt xám đen là hiện tượng hoại tử bắt đầu.
  • Trĩ sa nghẹt đẩy lên rất khó hay hoàn toàn không đẩy lên được. Trĩ sa như thế sẽ sưng vù, chảy máu, bầm tím, làm bệnh nhân rất đau đớn. Trĩ sa nghẹt có thể bị hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm.Trường hợp này cũng cần mổ sớm.
  • Nhiễm khuẩn: Nếu trĩ bị viêm nhiễm sẽ có biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, khám thấy búi trĩ phù nề sưng to.
  • Bội nhiễm: Nếu trĩ thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục thì rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn bởi vì hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh. Đây là biến chứng rất nguy hiểm có thể dẫn tới mắc các bệnh tật khác.
biến chứng của trĩ
Trĩ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Nếu không muốn đau đớn và đối mặt với nguy hiểm, tốt nhất đừng để biến chứng xảy ra.
Để tránh bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng và xảy ra biến chứng nguy hiểm, tránh phải điều trị bằng phẫu thuật, bệnh nhân trĩ nên đối mặt và chữa trị trĩ càng sớm càng tốt và phải dứt điểm vì mỗi lần tái lại bệnh càng nặng hơn và nguy cơ xảy ra biến chứng tăng cao.
Trước hết, bệnh trĩ sinh ra do lối sống không khoa học, vì vậy để ngăn ngừa bệnh tái phát ngoài việc dùng thuốc thì việc duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh như: uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thường xuyên vận động, tập thể dục… rất quan trọng.
Nguồn: Sưu tầm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com