Monday, August 31, 2015

4 cách phòng bệnh trĩ đơn giản mọi người cần biết

BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam đã đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh trĩ - vốn được coi là căn bệnh khó nói.

Người xưa có câu "Thập nhân cửu trĩ" - 10 người thì có đến 9 người mắc trĩ cho thấy bệnh trĩ có thể gặp ở bất cứ ai.

Theo BSCK II Hoàng Đình Lân, bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn.

Một số triệu chứng thường gặp và gây khó chịu cho người bị bệnh trĩ như:

- Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.

- Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.

- Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.

- Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.

Do đó, khi thấy các triệu chứng như mô tả ở trên, bạn cần khám chuyên khoa hậu môn - trực tràng hoặc ngoại tiêu hóa để có thông tin chính xác bệnh tình và có hướng điều trị thích hợp.

Theo BS. Lân, nguyên nhân gây bệnh thường do tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

Chính vì thế, với người chưa mắc bệnh hoặc với bệnh nhân đã điều trị trĩ, cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh trĩ, phòng trĩ tái phát như:

1 - Chế độ ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước (>1.5 lít nước/ngày), hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón và suy mạch.

2 - Vận động cơ thể hàng ngày khoảng 30 phút như đi bộ, bơi lội,…. Tránh đứng nhiều, ngồi lâu hoặc ngồi xổm.

3 - Tập thói quen đi cầu hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.

xoa-bung-vong-theo-khung-dai-trang
Cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng

4 - Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đi cầu.

Để chữa trĩ, BS. Lân khuyến cáo nên kết hợp bằng YHCT kết hợp y học hiện đại. Ngoài ra, có thể lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược có tác dụng hỗ trợ chống táo bón, bền tĩnh mạch trĩ, phòng trĩ tái phát hiệu quả… nhưng phải có tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa hậu môn trực tràng. Không nên dùng thuốc theo mách bảo, không rõ nguồn gốc tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Saturday, August 29, 2015

Hỏi đáp ? Quan hệ tình dục quá độ có thể gây ra bệnh trĩ ?

Thưa Bác sỹ, tôi có đọc các thông tin trên mạng và được biết rằng: Bệnh trĩ không lây lan qua tiếp xúc hay quan hệ tình dục. Nhưng quan hệ tình dục quá độ lại có thể gây ra bệnh trĩ? Bác sĩ có thể cho tôi biết rõ là như thế nào không ạ?

Chào bạn Thảo Mai, để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như một số cặp vợ chồng hiện nay, trước tiên bạn cần hiểu bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ?

Bệnh trĩ là bệnh do căng giãn quá mức các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng gây viêm sưng và xuất huyết. Bệnh trĩ thường xảy ra đối với những người hay bị táo bón, công việc ít vận động, ăn uống không khoa học (ăn đồ nóng, nướng, uống các chất kích thích,...) và ở phụ nữ mang thai do cấu tạo tử cung nên thai nhi càng lớn ổ bụng to ra gây sức ép lớn đến hậu môn làm cho các tĩnh mạch phồng lên tạo thành búi trĩ.
quan-he-tinh-duc

Vì vậy, bệnh trĩ sẽ không lây lan qua đường tình dục nếu một hoặc cả 2 người đều bị trĩ. Nhưng nếu quan hệ tình dục quá nhiều, sai quy cách, giao hợp không sạch sẽ,...sẽ gây ra hệ lụy cho bạn và “đối tác”, nguy cơ dẫn đến bị trĩ cũng rất cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân bị trĩ khi quan hệ tình dục để phòng tránh nhằm giảm nguy cơ bị trĩ. 

Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ qua quan hệ tình dục:

1. Yêu qua “cửa sau

Rất nhiều đôi vợ chồng đã chọn yêu qua “cửa sau” vì nó mang lại cảm giác mới lạ trong quan hệ. Nhưng bạn có biết rằng: dù quan hệ 1 lần hay nhiều lần qua cửa “cửa sau” thì nguy cơ mắc bệnh trĩ là khá cao vì:

Hậu môn được cấu tạo khác âm đạo là không thể tự tiết ra chất nhờn nên có thể gây đau rát, xước, rách hậu môn sau khi quan hệ. Một số bạn đã sử dụng chất bôi trơn dạng dầu khi yêu “cửa sau” nên tỷ lệ viêm nhiễm và rất cao, thậm chí cả bệnh trĩ.

2. Khi quan hệ tình dục các cơ quan phải hoạt động mạnh, đặc biệt là cơ vùng hông và lưng phải co giãn liên tục, làm chậm quá trình tuần hoàn máu quanh hậu môn. Vì thế, quan hệ tình dục quá độ có thể làm cho tĩnh mạch bị tắc nghẽn, làm cho mạch máu căng lên, gây ra bệnh trĩ.

3. Khi quan hệ, phần da xung quanh hậu môn bị co dãn, khiến cho ống ruột ở đại tràng dưới co giật mạnh, làm nhiệt độ tăng cao, từ đó gây viêm hoặc phù nề, gây trở ngại cho sự tuần hoàn bình thường của mạch máu tĩnh mạch trĩ.

4. Việc quan hệ tình dục không sạch sẽ, cũng có thể gián tiếp gây ra bệnh trĩ, tinh dịch của nam giới và chất nhờn trong âm đạo của nữ giới có thể chảy xuống hậu môn, nếu không chú ý vệ sinh sạch sẽ có thể gây ngứa hậu môn, làm hậu môn sưng đỏ, gây trở ngại cho sự tuần hoàn máu, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn đến bệnh trĩ.

5. Nam giới cố nhịn không xuất tinh cũng là một hành vi đi ngược lại chức năng sinh lý của cơ thể. Khi quan hệ, nam giới cố nhịn, không xuất tinh có thể làm cho cơ vùng hông quanh hậu môn chịu một ảnh hưởng rất lớn, gây ra hiện tượng co giãn. Khi đó, sự tuần hoàn máu ở xung quanh hậu môn chịu một áp lực lớn gấp nhiều lần so với khi quan hệ bình thường. Vì thế, rất dễ gây ra bệnh trĩ hoặc làm cho bệnh tình nặng hơn.

6. Đối với nữ giới, quan hệ tình dục quá nhiều có thể làm cho tĩnh mạch, bộ phận âm hộ bị thừa máu, gây ra hiện tượng tụ máu cục bộ, đồng thời, khiến cho thành âm đạo chịu kích thích trong thời gian dài, làm cho niêm mạc trực tràng sa xuống, từ đó gây nên bệnh trĩ.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
 

Nhấn mạnh vấn đề ăn kiêng ở người mắc bệnh trĩ

Trĩ là bệnh giãn tĩnh mạch lưới do niêm mạc đoạn cuối trực tràng sa xuống và giãn tĩnh mạch vùng da hậu môn gây nở ra giãn rộng hình thành nên trĩ. Trung y cho rằng do phong thiêu thấp nhiệt, nội sinh, khí huyết không điều hoà dẫn đến kinh lạc bị ngăn trở, ứ huyết, tụ khí hạ chú hậu môn, đó là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên bệnh trĩ.

Nguyên nhân bệnh và quá trình điều trị kéo dài có sự liên hệ nhất định đối với việc ăn uống thất thường, ví dụ ăn quá nhiều đồ nướng, chất béo, sinh lạnh, chất cay, đói khát hoặc uống rượu quá liều v.v. đều có thể gây phát bệnh trĩ. Vì những thực phẩm này sẽ khiến đường ruột tắc nghẽn, kinh lạc không mạnh, huyết mạch không thông, thấp nhiệt hạ chú từ đó dẫn đến huyết quản hậu môn trực tràng giãn rộng, phình ra, hình thành nên trĩ.
Vì sao người mắc bệnh trĩ phải nhấn mạnh ăn kiêng?
Vì sao người mắc bệnh trĩ phải nhấn mạnh ăn kiêng?

Do vậy có thể thấy rằng, chú ý ăn uống hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh trĩ. Để tránh làm trầm trọng thêm bệnh, trong ăn uống thường ngày người bệnh cần phải tránh phàm ăn tục uống, tiết chế các chất cay, kích thích.

Ăn nhiều các loại rau xanh chứa nhiều vitamin và có thể gia tăng nhu động đại tràng như: rau cần, cải xanh, rau chân vịt, cải bắp, mướp v.v. . đối với những người bị bệnh táo bón lại càng nên dùng. Việc ăn uống của người bệnh trĩ có ba điều kiêng kị sau: 

1 – Kiêng ăn những thực phẩm có tính cay và kích thích. 
Người bệnh nên ăn kiêng những thực phẩm có tính cay, kích thích như: ớt, tỏi sống, hành sống, cải bẹ, gừng v.v. Vì những loại thực phẩm này có thể kích thích gây xung huyết và giãn rộng huyết quản vùng hậu môn trực tràng, gây ra cảm giác đau và xệ xuống khi đại tiện, từ đó làm khởi phát hoặc gia tăng bệnh trĩ. 

2 – Kiêng “tham ăn tục uống”.
Rất nhiều người có thói quen xấu “nhìn rau ăn cơm”, thức ăn kém thì ăn ít, lúc ăn ngon thì ăn mạnh, ăn quá nhiều chất béo ngọt, nhiệt lượng cao, dầu mỡ nhiều như: Sôcôla, thịt mỡ, nếu như ăn quá no sẽ ảnh hưởng đến chức năng dạ dày.

Khiến tỳ vị hư tổn, thấp nhiệt đàm ứ nội sinh, khí huyết ngưng trệ, thường xảy ra chảy máu trĩ đặc biệt sau khi ăn no uống nhiều bụng phình to, áp lực khoang bụng tăng cao gây ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu ở vùng tĩnh mạch trĩ, khiến bệnh thêm nặng. 

3 – Kiêng uống rượu.

Trung y cho rằng bệnh trĩ phần nhiều thuộc về thấp nhiệt, uống rượu có thể trợ giúp thấp nhiệt thêm nặng, hơn nữa rượu còn khiến xung huyết, làm giãn rộng tĩnh mạch vùng trĩ, khiến trĩ sưng tấy, trên lâm sàng phát hiện thấy nhiều người bệnh trĩ đặc biệt mẫn cảm với rượu, sau khi uống rượu khoảng nửa giờ là sẽ cảm thấy khó chịu ở hậu môn, sau đó có thể đại tiện ra máu, nếu là rượu nặng, hậu quả của nó càng nghiêm trọng. Vì vậy người bị bệnh trĩ nên kiêng uống rượu.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com


Những sai lầm ngớ ngẩn của bệnh nhân điều trị trĩ

Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn – là những dấu hiện của bệnh trĩ, phần lớn người dân lại không chịu đi khám vì tâm lý e ngại.

1. Giấu bệnh

Khi có dấu hiệu táo bón, chảy máu hoặc sa lồi ở hậu môn, phần lớn người dân không chịu đi khám vì tâm lý e ngại “bệnh khó nói”. Chỉ đến khi bệnh đã nặng, bệnh nhân cảm thấy đau rát và chảy máu nhiều mới bắt đầu tìm thầy tìm thuốc. Không ít người còn chọn cách tự chữa bệnh bằng các bài thuốc truyền miệng chưa có căn cứ khoa học.

BSCK II Hoàng Đình Lân, Phó Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng Việt Nam cho rằng, điều trị trĩ bằng Đông y (uống thuốc, bôi thuốc…) chỉ có khả năng điều trị bệnh trĩ khi còn ở thể nhẹ và giúp bệnh trĩ tránh tái phát sau phẫu thuật. Cho đến nay phẫu thuật vẫn là phương pháp triệt để nhất để chữa bệnh trĩ đã đến giai đoạn nặng hoặc đã biến chứng. Do đó, bạn hãy là người bệnh nhân thông thái đi khám chuyên khoa hậu môn trực tràng hoặc tiêu hoá khi có các dấu hiệu ban đầu kể trên để được điều trị thích hợp.
benh-nhan-tri-giau-benh
E ngại, giấu bệnh là tâm lý chung của rất nhiều bệnh nhân trĩ

2. Trĩ là ung thư đại trực tràng, u hậu môn

Theo BS. Lân, để phân biệt bệnh trĩ với ung thư đại trực tràng, người bệnh nên đi soi đại trực tràng tại các cơ sở chuyên khoa để có chỉ định điều trị cụ thể. Nếu là bệnh trĩ thì bạn sẽ điều trị theo đơn thuốc của thầy thuốc chuyên khoa ngoại trú tại nhà, không nên tự mình dùng thuốc hoặc nghe người khác mách bảo dùng thuốc trĩ mà họ đã dùng.

Tương tự như thế để phân biệt giữa u hậu môn và trĩ hậu môn bạn cũng cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ càng. Đây là 2 bệnh khác hẳn nhau. Trĩ hậu môn cả trĩ nội và trĩ ngoại đều do các mạch máu vùng hậu môn dãn rộng và sa ra ngoài khi đi đại tiện. Khi rặn, hoặc búi trĩ nằm thường xuyên ở ngoài nếu là trĩ ngoại hoặc trĩ nội nặng. Lúc này nó giống như một cái u. U hậu môn là một quá trình tăng sinh bất thường của các tổ chức vùng hậu môn, nguyên nhân chưa biết. Có 2 loại u: u lành (không nguy hiểm), và u ác (ung thư). Do đó, nhất thiết cần đi khám hậu môn khi thấy có 1 u , cục ở hậu môn.

3. Trẻ em không mắc trĩ


Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, trẻ em thì không thể mắc trĩ, nhưng sự thật thì không phải vậy. Trĩ chỉ hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 6 tuối, ở đối tượng này phần lớn là do giãn tĩnh mạch hậu môn hoặc rách hậu môn, viêm nhiễm khuẩn hậu môn. Khi trẻ nhỏ mắc bệnh trĩ thì rất khó chữa, bởi những thuốc chữa trĩ rất khó uống; không thường xuyên liên tục nên cần kiên trì.

BS. Lân cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên “đợi tuổi” con lớn để chữa tri. Không có tuổi nào chữa là tốt nhất cả, khi đã bị trĩ thì phải điều trị. Khi điều trị gặp đúng thầy đúng thuốc thì kết quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, dùng chất xơ kéo dài với liều lượng cho phép không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, chị nên dùng những thức ăn nhuận tràng như rau lang, diếp cá, đủ đủ, chuối, rau đay, mồng tơi và uống nhiều nước…

Khi thấy trẻ đi ngoài chảy máu hoặc cháu kêu đau nên đến các trung tâm tiêu hóa hoặc chuyên khoa hậu môn trực tràng để được nội soi, khám và chẩn đoán chính xác.

4. Chữa trị bằng bài thuốc truyền miệng

Bệnh nhân trĩ thường truyền miệng nhau phương pháp chữa trị bằng lá thầu dầu tươi, cao hạt dẻ ngựa. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, đây là một trong những kinh nghiệm dân gian, có người làm như vậy có tác dụng nhưng không phải ai làm như vậy cũng có tác dụng.

Hiện nay khoa học phát triển, có rất nhiều phương pháp điều trị kể cả nội khoa và ngoại khoa rất rẻ tiền mà khỏi được bệnh. Bởi vậy người bệnh không nên làm những phương pháp truyền miệng chưa có tài liệu, đề tài nào chứng minh. Thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là ở những người già hoặc có các bệnh gan, tim, phổi, thận mãn tính.

5. Bệnh trĩ không thể chữa dứt điểm


Cho đến nay, tuy phẫu thuật không thể chữa dứt điểm tất cả các loại trĩ nhưng với đa số bệnh nhân mắc bệnh, có thể chữa dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật. Sau mổ trĩ, người bệnh cần kết hợp ăn đủ dinh dưỡng, tăng chất xơ, giảm chất kích thích. Cần vệ sinh hậu môn đúng cách, ngâm hậu môn nước ấm.

Hiện có rất nhiều phương pháp phẫu thuật bệnh nhân trĩ, đặc biệt là phương pháp khâu treo triệt mạch dưới siêu âm doppler không xâm lấn nên không đau; hoặc phương pháp longgo và nhiều phương pháp hiện đại khác như điều trị sóng cao tần đem lại kết quả tốt.

Theo BS. Lân, phương pháp nào cũng có hạn chế, không có phương pháp nào tuyệt đối. Tùy từng phương pháp mà có tỉ lệ tái phát khác nhau, việc tái phát bệnh là do từng bệnh nhân sau khi phẫu thuật xong có kiêng khem hoặc thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc hay không.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
 

Friday, August 28, 2015

Các triệu chứng khi mới mắc bệnh trĩ

Gần đây tôi mới chuyển công tác thường xuyên phải rượu bia và ngồi bàn nhiều nên tôi rất lo mình sẽ mắc phải Bệnh trĩ xin các bác sĩ có thể cho tôi biết khi mắc phải bệnh này ban đầu sẽ có những triệu chứng gì không?

Hình minh họa
Chào bạn! Thông thường bệnh trĩ sẽ có hai loại là Trĩ nội và Trĩ ngoại. Mỗi loại này có những triệu chứng ban đầu như sau: 

Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu

- Dấu hiệu như khối huyết trĩ ngoại: trường hợp này thường xuất hiện ngẫu nhiên gây cho người bệnh cảm giác đau đớn rõ rệt, đôi khi có các triệu chứng trên toàn thân, đau đớn kể cả xảy ra khi vô tình tiếp xúc.

- Khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh các khối trĩ sẽ đột ngột lòi ra ngoài hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn bất thường, nhất là khi đại tiện hoặc vận động, khi xảy ra viêm nhiễm bề mặt da hậu môn bị loét, có mủ và hình thành rò hậu môn.

- Nếu là mô liên kết trĩ ngoại thời kì đầu thường có biểu hiện sưng to ở nếp gấp. Viêm nhiễm thường không ngừng kích thích lên da bên ngoài hậu môn hoặc phía trước hậu môn, đôi khi là cả hai. Thường đi kèm với chai cứng hậu môn dễ gây kích thích, co thắt co vòng và gây ra đau nhức.

- Trĩ ngoại còn bao gồm viêm trĩ ngoại và sưng phồng tĩnh mạch trĩ ngoại, thường do hậu môn phải chịu tổn thương do viêm nhiễm, người bệnh thường có cảm giác nóng rát khó chịu ở hậu môn.

- Tĩnh mạch trĩ ngoại hậu môn sưng phồng nằm phía dưới đường lược, hình thành các khối hình tròn, hình bầu dục hoặc lăng trụ mềm ở lề hậu môn. Nếu có mụn nước thì tình trạng càng diễn biến nghiêm trọng hơn.Theo y học cổ truyền nó được xếp vào phạm vi trĩ khí.
Triệu chứng của bệnh trĩ nội giai đoạn đầu

1. Trĩ nội do tĩnh mạch phình gập:

Do túi tĩnh mạch trên trĩ bị gấp khúc phình giãn tạo thành Trĩ nằm ở phía trên vùng lược đầu cuối niêm mạc trực tràng, rất mềm và có màu đỏ, dễ chảy máu.

2. Trĩ nội do mạch máu phù:

Trĩ màu đỏ tươi, mềm và bị sa xuống, bề mặt có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp không bằng phẳng, rất dễ chảy máu.

3. Trĩ nội do xơ hóa:

Do Trĩ bị tổn thương nhiều lần (như bị phân cọ sát) gây ra viêm, làm mô sợi bị tăng sinh tạo thành, cứng và dễ bị lòi ra, màu trắng, khó bị chảy máu.

Lời khuyên của bác sĩ: Bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích, nếu công việc phải ngồi văn phòng nhiều thì có thể sau 1 đến 2 tiếng bạn hãy đứng dậy và đi lại tầm 5p. Nếu phát hiện ra các triệu chứng của bệnh bạn nên đi điều trị càng sớm càng tốt.
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Lời khuyên của bác sỹ với bà bầu trong việc phòng tránh trĩ

Bệnh trĩ là một vấn đề thường gặp ở mẹ bầu do sự giãn tĩnh mạch trong thai kỳ. Khi mang bầu, thai nhi phát triển lớn sẽ đè lên vùng bụng, chèn ép các mạch máu đặc biệt là các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu, làm cho máu khó lưu thông dẫn đến sưng lên gây nên bệnh trĩ. 

phong-tranh-benh-tri-o-ba-bau
Hình minh họa. internet
Ngoài ra, táo bón trong thai kỳ khiến mẹ bầu phải rặn nhiều hơn trong mỗi lần đi cầu cũng là yếu tố làm cho bệnh trầm trọng hơn. Giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ thường tăng nặng khi thai nhi lớn dần, thai nhi tăng cân quá nhanh hoặc mẹ bầu mang đa thai, và càng sinh nhiều con, biểu hiện bệnh càng rõ rệt.

Để phòng chống bệnh trĩ trong thai kỳ, mẹ bầu cần tuân thủ theo những lời khuyên sau đây: 

Có chế độ ăn uống hợp lý. Bữa ăn hằng ngày của mẹ bầu nên có nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả và các loại ngũ cốc. Chất xơ sẽ giúp tăng nhu động đường tiêu hóa để ngăn ngừa tình trạng táo bón. Ngoài ra, nó còn giúp cho hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột hoạt động tốt hơn. Một số thức ăn có tác dụng nhuận tràng giúp phòng và trị táo bón rất tốt như chuối, đu đủ, khoai lang, bưởi…

Tạo thói quen uống nhiều nước. Loại nước chủ yếu mà mẹ bầu nên dùng mỗi ngày là nước lọc hoặc nước sôi để nguội, có thể bổ sung thêm nước trái cây hoặc uống canh sẽ cung cấp cho cơ thể những vitamin và khoáng chất cần thiết.

Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày. Khi đi cầu nên có tâm lý thoải mái, không suy nghĩ đến việc khác dẫn đến tâm lý căng thẳng.

Có chế độ luyện tập thể dục phù hợp để giúp cải thiện nhu động đường ruột. Đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, tập hít thở sâu qua các bài tập yoga là những hình thức luyện tập hiệu quả để phòng chống táo bón và bệnh trĩ đối với bà bầu.

Mỗi lần ngồi nhà vệ sinh không nên lâu quá 10 phút vì nếu thời gian quá lâu sẽ dễ gây áp lực nhiều lên mạch máu xung quanh hậu môn.

Nếu bị táo bón thì không nên cố sức rặn. Mẹ bầu cũng không nên tự ý dùng thuốc chống táo bón, kể cả thuốc uống và thuốc thụt tháo hậu môn vì có những loại thuốc trị táo bón có thể gây hại cho thai nhi. Trong trường hợp này mẹ bầu nên tạo cho mình một tâm lý thoải mái và đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc cho an toàn nhất.

Nên luyện tập co cơ hậu môn hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối để giúp tăng sức mạnh cho cơ dưới xương chậu và cải thiện tuần hoàn máu ở các tĩnh mạch trĩ xung quanh hậu môn.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Bệnh trĩ và chuyện vợ chồng

Bệnh trĩ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vậy bệnh trĩ có quan hệ tình dục được không? Dưới đây là những chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này. 

benh-tri
Hình minh họa. internet
Bệnh trĩ vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường

Bệnh trĩ là bệnh lý hậu môn trực tràng, hoàn toàn người bệnh vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Không ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của cả nam và nữ.

Tuy nhiên, khi mắc bệnh trĩ nên chọn những tư thế quan hệ tình dục nhẹ nhàng, không quan hệ tình dục thô bạo đặc biệt Anal sex ( quan hệ qua đường hậu môn) dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn và gây ra viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

benh-tri
Hình minh họa. internet
Ảnh hưởng của bệnh trĩ đến đời sống tình dục 

Bệnh nhân trĩ vẫn có thể quan hệ tình dục tuy nhiên không phải bệnh trĩ không có ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Dưới đây là những ảnh hưởng của bệnh trĩ đến chuyện chăn gối của các cặp vợ chồng, đặc biệt đối với những trường hợp bệnh trĩ nặng, sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến chuyện quan hệ. 

Tâm lý e ngại: nhiều phụ nữ sau sinh mắc trĩ, do tâm lý e ngại, xấu hổ nên ngại quan hệ, ảnh hưởng đến tình cảm, đời sống vợ chồng.

Đau đớn làm giảm hưng phấn: Bệnh trĩ mãn tính gây đau đớn cho bệnh nhân, đặc biệt khi búi trĩ đã ra ngoài. Vì vậy, đau đớn sẽ làm giảm hưng phấn khi quan hệ tình dục. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến lãnh cảm, sợ quan hệ.

Có thể dẫn đến trĩ nặng hơn: âm đạo và hậu môn trực tràng có sự liên kết với nhau. Vì vậy, khi quan hệ tình dục nhiều lần làm cho tĩnh mạch, bộ phận âm hộ bị thừa máu, dẫn đến tụ máu cục bộ, đồng thời khiến thành âm đạo chịu kích thích trong thời gian dàu, khiến niêm mạc trực tràng da xuống…. khiến bệnh trĩ trầm trọng hơn.

Đó là những ảnh hưởng thường gặp ở bệnh nhân trĩ, vì vậy khi có những biểu hiện bệnh trĩ, bệnh nhân không nên chủ quan mà nên khám và trị bệnh trĩ ngay. Nếu được khám và điều trị sớm, bệnh trĩ có thể điều trị một cách dễ dàng. 

Những lưu ý khi quan hệ tình dục :

Khi mắc bệnh trĩ, các cặp vợ chồng tốt nhất nên điều trị càng sớm càng tốt, nếu khi chưa điều trị được thì nên đặc biệt chú ý khi quan hệ tình dục: 

- Không quan hệ thô bạo, không Anal sex( quan hệ qua hậu môn)
- Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục.
- Chọn các tư thế quan hệ nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho vùng hậu môn.
- Không quan hệ quá nhiều trước khi điều trị hết bệnh.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Thursday, August 27, 2015

Những nguyên nhân phổ biến gây trĩ cho chị em

Bệnh trĩ ngày càng phổ biến và đặc biệt đối với giới làm văn phòng. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ, trong đó có cả một số thói quen thường ngày của không ít chị em.

Thích “yêu” qua “cửa sau”
Hình minh họa. internet
Sống chung với nhau gần 5 năm, anh Hoàng chồng chị Huyền ở Thanh Trì, Hà Nội muốn đổi tư thế “yêu cửa sau” để tìm cảm hứng mới. Lúc đầu chị Huyền cũng hào hứng tham gia nhưng chỉ sau vài tháng thường xuyên “yêu” cửa sau chị Huyền bắt đầu cảm thấy khó chịu, hậu môn đau rát, đại tiện khó khăn.

Ngừng “yêu” qua “cửa sau” một thời gian, tuy cảm giác đau có giảm nhưng chị lại thấy có cục thịt thừa lòi ra. Chị đến bệnh viện khám, bác sĩ kết luận chị bị trĩ ngoại, trước mắt cần uống thuốc hạn chế búi trĩ thò ra sau đó sẽ thực hiện một số phương pháp điều trị dứt điểm bệnh trĩ. Vậy là vì sở thích “yêu cửa sau” mà chị Huyền phải ròng rã điều trị bệnh trĩ trong nhiều tháng.
Ăn đồ ăn nhiều gia vị

Sinh ra và lớn lên ở miền Trung, chị Thu Hằng ở Quảng Bình ăn cay rất giỏi và rất thích ăn đồ ăn nhiều gia với nhiều loại gia vị. Không chỉ ớt, gừng, tỏi… chị còn sử dụng nhiều loại gia vị khác cho bữa ăn hàng ngày. Sống độc thân nhưng mỗi khi nấu ăn chị chuẩn bị đầy đủ các loại gia vị và nấu nướng cầu kì mới được những món ăn như ý.

Sở thích ăn nhiều gia vị như ngấm vào máu, đi đâu ăn gì chị cũng nêm thật nhiều ớt, tỏi… Chị không hay biết rằng, ớt hay bất kì loại gia vị nào nếu ăn quá nhiều cũng có thể dẫn đến nhiều phiền phức về sức khỏe.

Cho tới khi chị thường xuyên bị táo bón kéo dài, đau rát hậu môn và thường xuyên đại tiện ra máu… thì chị mới chịu đi khám và được biết mình bị bệnh trĩ, búi trĩ đã thò ra ngoài. Bác sĩ cho biết, trường hợp của chị tốt nhất là cắt bũi trĩ vì nó thò ra quá dài.

Rất nhiều chị em thích ăn gia vị nhưng ít chị em biết rằng lạm dụng gia vị có thể dẫn tới bệnh trĩ.
Vệ sinh không đúng cách.

Trong khi nhiều chị em vô tình mắc trĩ vì thiếu hiểu biết trong chuyện “yêu qua cửa sau”, ăn nhiều gia vị thì nhiều chị em khác mắc bệnh trĩ bởi lý do rất đơn giản là vệ sinh sai cách.

Tiến sĩ Tiễn sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam phân tích, hầu hết mọi người đều sử dụng giấy vệ sinh sau khi đại tiện nhưng thực chất giấy vệ sinh kể cả giấy tốt cũng rất khó có thể làm sạch hậu môn, không thể loại bỏ chất thải đọng lại trên các nếp gấp da trên đường hậu môn. Trong khi đó, nhiều chị em tiết kiệm dùng những loại giấy không đạt chất lượng, chất thải càng đọng lại nhiều hơn. Chính những dư lượng trong phân trở thành “mảnh đất màu mỡ” và lâu dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Vệ sinh hậu môn đúng cách nhất là sử dụng nước sau khi đi vệ sinh, hiệu quả hơn là tắm sau khi đi vệ sinh chừng 10-15 phút để ngăn ngừa nhiễm trùng, ngăn ngừa bệnh trĩ.
Phòng bệnh trĩ không khó

Tiễn sĩ Nhâm cho biết bệnh trĩ phổ biến ở cả nam và nữ nhưng phụ nữ thường dễ mắc bệnh trĩ hơn. Nhiều nguyên nhân dẫn đến bện trĩ, trong đó thói quen sinh hoạt hàng ngày là một tác nhân quan trọng khiến chị em dễ mắc bệnh trĩ hơn. Nếu bạn có thói quen “yêu” bằng “cửa sau”, ăn nhiều loại gia vị, vệ sinh không đúng cách… thì nguy cơ bị trĩ sẽ cao hơn nhiều lần so với bình thường.

Theo giải thích của Tiến sĩ Nhâm thì do hậu môn không được thiết kế phù hợp với việc quan hệ tình dục và không có khả năng tiết nhờn bôi trơn. Chính vì thế, “yêu” qua “cửa sau” dễ khiến hậu môn dễ vị xước, thủng, rách niêm mạc tạo điều kiện để bệnh trĩ hình thành và phát triển.

Ăn nhiều gia vị, ăn cay kích thích ngon miệng nhưng không lạm dụng gây hại đến các cơ quan tiêu hóa. Không riêng phụ nữ, nam giới ăn nhiều gia vị, đặc biệt là ăn cay cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Các loại gia vị cay có thể làm tắc nghẽn xoang hậu môn, gây trĩ và chảy máu. Bệnh sẽ càng nặng hơn khi bệnh nhân bị chảy máu đường ruột mà vẫn ăn nhiều gia vị. Thực tế, rất nhiều chị em thích ăn gia vị nhưng ít chị em biết rằng lạm dụng gia vị có thể dẫn tới bệnh trĩ. Vì vậy, nên hạn chế ăn quá nhiều những thực phẩm này để tránh bệnh trĩ.

Tuy nhiên, việc phòng tránh bệnh trĩ lại không khó. Chị em cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau, củ, quả. Hạn chế ăn muối, đường, không sử dụng các thức ăn có chất kích thích… tránh tình trạng táo bón kéo dài.

Uồng nhiều nước lọc, nước hoa quả. Chế độ vận động như đi bộ, tập thể dục phù hợ để kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn hạn chế táo bón. Tránh những thực phẩm nhiều gia vị cay, tránh uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước. Tránh các tác động trực tiếp đến hậu môn như quan hệ tình dục qua hậu hôn.

Hạn chế, ngồi quá lâu, đặc biệt không nên ngồi xổm hoặc đứng trong thời gian dài bệnh trĩ sẽ càng nặng hơn. Nếu công việc bắt buộc phải ngồi nhiều, mỗi giờ bạn nên đứng dậy đi lại khoảng vài phút. Tại nhà, bạn nên nằm nghiêng về phía bên trái khi đi ngủ, nằm đọc sách hay xem tivi để giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và giúp tăng lưu thông máu từ nửa dưới cơ thể.

Ngoài ra, để tránh bệnh trĩ, bạn cần tuyệt đối không nín, nhịn đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh…
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

3 biến chứng đáng sợ của bệnh trĩ ngoại

Người mắc bệnh trĩ ngoại nếu không sớm chữa trị bệnh mà để chúng kéo dài không những gây rắc rối cho bạn mà những nguy cơ tiềm ẩn của nó là vô cùng nguy hiểm mà bạn có thể không ngờ đến.

Người mắc bệnh trĩ ngoại kéo dài có thể gặp phải 3 nguy cơ như:

1. Ung thư trực tràng

Đây được coi là một tác hại nặng nề nhất của người mắc bệnh trĩ ngoại. Bệnh trĩ kéo dài kết hợp với sự viêm nhiễm sẽ gây nên sự kích thích các tế bào ung thư phát triển ở khu vực tổn thương này. Hiện tượng máu thâm đen và có mùi hôi là biểu hiện đáng lo ngại nhất về việc bạn có thể sẽ mắc chứng ung thư trực tràng. 
Việc bạn mắc chứng ung thư trực tràng thật là tồi tệ, khi đó bạn phải cắt bỏ phần trực tràng và những phần xung quanh bị mắc bệnh có chứa các tế bào ung thư. Do đó, để hạn chế đến mức tối đa căn bệnh này có thể phát triển và gây ra thương tổn cho bạn thì chúng tôi khuyên bạn nên sớm đi điều trị bệnh một cách nhanh chóng để đảm bảo sức khỏe cũng như tính mạng của mình. 

2. Thiếu máu, suy giảm trí nhớ 

Suy giảm trí nhớ. Hình minh họa: internet
Đây là một tác hại mang tính chất trực tiếp và dễ gặp nhất ở người bệnh.Người mắc bệnh trĩ ngoại phải đối mặt với tình trạng thiếu máu cục bộ và suy giảm trí nhớ do mất máu quá nhiều. Mỗi lần đi ngoài là người bệnh lại mất một lượng máu đáng kể. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu máu dẫn đến đau đầu, giảm trí nhớ, giảm thị lực. Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đầu óc căng thẳng và nặng hơn có thể ngất xỉu. Nếu bệnh nhân đang ở một mình hoặc đang lưu thông trên đường thì tình trạng này sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

3. Viêm vùng hậu môn, làm giảm ham muốn tình dục


Một khi đã mắc bệnh trĩ thì người bệnh có nguy cơ cao bị viêm nhiễm vùng hậu môn. Búi trĩ được hình thành tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vùng hậu môn và gây ra hàng loạt căn bệnh da liễu nếu công tác vệ sinh của người bệnh kém. Tình trạng ngứa ngáy liên tục ở búi trĩ cũng gây cho bệnh nhân tâm trạng nặng nề và khó chịu, dẫn đến mọi sinh hoạt hàng ngày đều gặp khó khăn. 

Viêm nhiễm hậu môn do trĩ ngoại
Khi mắc bệnh trĩ ngoại đặc biệt với nam giới sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tình dục của họ. Họ cảm thấy tự ti với bản thân và bạn tình khi không thể thể hiện hết mình với bạn tình của mình khi trĩ khiến họ bị đau tức, mất tập trung. Nếu quan hệ tình dục mạnh sẽ khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên nặng nề hơn.

Lâu dần bệnh nhân cảm thấy giảm hẳn ham muốn trong sinh hoạt vợ chồng do mặc cảm về căn bệnh ở vùng kín. Tác hại về mặt tinh thần của bệnh trĩ gây ảnh hưởng trên cả bệnh nhân nam và nữ, khiến hạnh phúc gia đình bị xáo trộn.

Do đó, khi mắc bệnh trĩ ngoại hay bất cứ loại trĩ nào bạn cũng cần nhanh chóng đi điều trị càng sớm càng tốt để tránh khỏi những nguy hại nêu trên.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Bệnh trĩ có lây không?

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn ra, phồng lên. Khi trĩ xảy ra ở gần lỗ hậu môn gọi là trĩ ngoại, khi xảy ra ở ống hậu môn gọi là trĩ nội. Nhiều người thắc mắc không hiểu bệnh trĩ có lây không và nếu có thì lây qua đường nào?. Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này.

benh-tri-co-lay-khong
Bệnh trĩ có lây không? Hình minh họa. internet
Bệnh trĩ có lây không?

Người bị bệnh trĩ có thể yên tâm vì bệnh trĩ không có tính lây truyền và không di truyền, không lây lan từ người này sang người khác hoặc do ngồi chung ghế,… Có thể trong một gia đình có nhiều người bị bệnh trĩ nên khiến nhiều người lầm tưởng bệnh có tính lây truyền hoặc di truyền.

Bệnh trĩ là một trong những bệnh mạch máu tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị ứ máu, thì thành mạch bị giãn ra. Những tĩnh mạch bị giãn ra như vậy ở hậu môn được gọi là trĩ.

Sau đây là một vài nguyên nhân gây nên bệnh trĩ để bạn thấy rằng không có nguyên nhân lây truyền bệnh trĩ trong đó.

+ Do chế độ ăn uống: ít rau xanh, uống ít nước, thường xuyên uống các chất kích thích như: rượu, bia, cafe,…

+ Nhịn đi đại tiện và thường để tích tụ trong bụng khoảng 2 – 3 ngày.

+ Táo bón: táo bón, phải rặn là nguyên nhân khiến búi trĩ ngày càng lòi ra và bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.

+ Công việc yêu cầu thường xuyên phải ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ.

+ Những người thường mang vác vật nặng.

+ Phụ nữ mang thai, sau sinh do chịu một lực lớn từ bên trong khi dặn làm giãn tối đa các tĩnh mạch hậu môn nên tỷ lệ mắc bệnh trĩ đối với phụ nữ sau sinh là rất cao. Vì vậy bạn cần rèn luyện thói quen đi lại nhiều để việc sinh đẻ trở nên dễ dàng hơn.

+ Công việc áp lực khiến tinh thần mệt mỏi, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến trĩ.

Qua những điều trên đây ta có thể khẳng định rằng Việc mặc chung quần áo, ngồi chung ghế, ngủ chung giường không thể lây lan và truyền bệnh trĩ được.

Để phòng bệnh trĩ thì bạn nên chú ý các yếu tố sau đây:

Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện. Ăn nhiều rau cải, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

Khi phát hiện bệnh bạn không nên e ngại mà cần đi điều trị kịp thời để tránh chịu đau đớn và kéo dài quá trình chữa bệnh lại rất gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Saturday, August 22, 2015

Cắt trĩ bằng sóng cao tần có phải là phương pháp tối ưu?

PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, khẳng định như vậy về những quảng cáo thổi phồng của một số phòng khám Trung Quốc

* Phóng viên: Thời gian qua, có nhiều cơ sở y tế, đặc biệt là các phòng khám có bác sĩ Trung Quốc, quảng cáo rằng điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần một lần là khỏi. Thực chất kỹ thuật này là gì, thưa ông?
- PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Kỹ thuật này (hay còn gọi là phương pháp HCPT) là dùng sóng điện cao tần làm đông máu, sau đó dùng dao điện để cắt trĩ. Điện cao tần này có nhiệt độ khoảng 70 - 80 °C.
Đây là một kỹ thuật tương đối an toàn vì có ưu điểm là không gây nóng quá nên không làm phỏng các tổ chức mô lành để hạn chế tình trạng đau trong hậu phẫu. Điểm khác biệt với phẫu thuật cổ điển là bệnh nhân rất ít đau hoặc không đau. Hơn nữa, kỹ thuật này gây ít chảy máu nên bệnh nhân không phải nằm viện và hồi phục nhanh hơn. Chính vì thế, kỹ thuật này được coi là một trong những tiến bộ về phẫu thuật cắt búi trĩ.
* Nhưng kỹ thuật này đang được nhiều phòng khám quảng cáo là cách điều trị hiệu quả đối với mọi loại trĩ. Như vậy có đúng không?
- Không đúng vì kỹ thuật này được chỉ định cho những bệnh nhân bị trĩ độ 1, độ 2 với tình trạng nhẹ và nhỏ. Nếu độ 2 lại có kèm nhiều búi trĩ thì không thể thực hiện được. 
Một số ít bệnh nhân mắc trĩ độ 3 cũng được chỉ định bằng kỹ thuật này nhưng với bệnh nhân bị trĩ độ 4 và một số bệnh nhân độ 3 nhưng có búi trĩ to hoặc trĩ vòng áp dụng HCPT không phải là tối ưu. 
Tuy nhiên, phần lớn những trường hợp bị trĩ độ 1 thường có chỉ định điều trị nội khoa, rất ít khi phẫu thuật, kể cả bằng sóng cao tần.
* Đây có phải là một kỹ thuật mới trong điều trị cắt búi trĩ hay không?
- Không phải là mới. Lần đầu tiên tôi ứng dụng trong điều trị bệnh trĩ ở nước ta là năm 2004. Thời điểm này, Bộ Y tế cũng đã ban hành quy trình sử dụng kỹ thuật HCPT. Hiện nay, kỹ thuật này cũng được nhiều cơ sở y tế của nước ta triển khai trong điều trị, trong đó có nhiều bệnh viện công lập ở Hà Nội, TPHCM và các địa phương khác.
* Nhiều phòng khám khẳng định họ dùng sóng cao tần có thể chữa dứt bệnh trĩ trong một lần điều trị và không tái phát?
- Không hẳn như vậy, vì khoa học chưa rõ nguyên nhân gây bệnh trĩ nên kỹ thuật điều trị nào cũng có thể tái phát. Hơn nữa, bệnh trĩ khó điều trị dứt điểm và tỉ lệ tái phát rất cao vì nguyên nhân của bệnh là do cơ địa người bệnh và do bệnh nhân không giữ gìn, cũng có thể do tay nghề của bác sĩ phẫu thuật. 
bien-chung-sau-khi-cat-tri-tai-phong-kham-tu
Điều trị cho một trường hợp biến chứng sau cắt trĩ bằng sóng cao tần ở phòng khám tư
Tỉ lệ tái phát có thể sau 3 tháng, 6 tháng, thậm chí một vài năm. Tuy nhiên, những bệnh nhân mới bị bệnh trĩ (độ 1, 2) chỉ cần dùng thuốc và nên chữa trị sớm. Nếu để bệnh nặng hơn phải dùng đến phẫu thuật thì vừa đau đớn, tốn kém lại rất dễ tái phát.
* Nhưng có đúng là điều trị trĩ bằng sóng cao tần thì không đau, không nằm viện…?
- Có chỗ đúng, có chỗ sai. Đúng với những bệnh nhân trĩ nhỏ, ít và bệnh nhân khỏe mạnh; còn khi trĩ nặng độ 3, độ 4 và có trĩ vành khăn, trĩ hỗn hợp, nhiều búi thì không đúng. Tôi muốn khẳng định rằng chữa trĩ không đơn giản, bởi hậu môn là vùng nhạy cảm và mạch máu rất nhiều nên bệnh nhân rất dễ ngất, chảy máu. 
Khi phẫu thuật cắt búi trĩ, với một bệnh nhân phẫu thuật cắt búi trĩ, tôi luôn yêu cầu phải có bác sĩ gây mê cùng với bác sĩ phẫu thuật và phải có phòng mổ. Phẫu thuật trĩ rất quan trọng vì ở hậu môn tập trung nhiều dây thần kinh nên đây là một trong những phẫu thuật dễ gây đau nhất. 
Hơn nữa, vùng này dễ chảy máu, nếu không cẩn thận, bệnh nhân có thể mất máu nên phải hồi sức tốt để bù lại lượng máu đã mất. Đặc biệt, vùng phẫu thuật rất dễ nhiễm trùng. Tôi phẫu thuật để cắt búi trĩ đã hơn 30 năm nhưng không dám coi thường mà luôn yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm rất cẩn thận.
Nguồn: Sưu tầm.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
  

Dầu dừa trị bệnh trĩ như thế nào?

Dầu dừa trị bệnh trĩ có được không? Dầu dừa có chức năng dùng như một loại thuốc hay chỉ là có tác dụng hỗ trợ để chữa bệnh. Đó là câu hỏi mà các đọc giả của Tinh Dầu Thực Vật đã gởi email đến chúng tôi trong tuần vừa qua. Hôm nay, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cặn kẽ về vấn đề này nhé!

Như bạn đã biết, dầu dừa có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống, nó có thể được sử dụng trong thực phẩm như: dùng để chiên, xào nấu các món ăn hoặc bạn có thể uống trực tiếp. Nó được sử dụng trong mỹ phẩm như một liệu pháp chăm sóc da, chăm sóc tóc, dưỡng mi hay đơn giản là dùng nó như dầu nền để massage cơ thể bạn. 
Ngoài ra, dầu dừa còn được ứng dụng trong ngành dược phẩm, vì nó là một chất dẫn rất tốt để chế tạo các loại thuốc. Hôm nay, Tinh Dầu Thực Vật xin giới thiệu đến các bạn một công dụng khác của dầu dừa đó là dầu dừa trị bệnh trĩ. 

chua-benh-tri-bang-dau-dua
Bệnh trĩ là gì? Dầu dừa chữa bệnh trĩ như thế nào?

Dầu dừa trị bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom theo dân gian, là bệnh được tạo thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở xung quanh hậu môn. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại. Khi bạn bị bệnh trĩ, sẽ có các dấu hiệu sau: người mắc bệnh trĩ mới đầu chỉ có cảm giác ngứa rát đôi chút, lâu dần sẽ đi ngoài ra máu và đau rát nhiều hơn. Bệnh trĩ ngoại thường sớm được phát hiện và điều trị nhanh hơn, do người bị mắc bệnh có thể sờ thấy trĩ ở quanh hậu môn. Đối với bệnh trĩ nội, người bệnh sẽ không phát hiện được sớm cho đến khi búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn hoặc tổn thương dẫn đến xuất huyết nặng, viêm sưng, nhiễm trùng búi trĩ. Và ở giai đoạn này, bệnh trĩ nội đã trở nặng.

Bệnh trĩ hay xảy đối với nhân viên văn phòng, tài xế,…những người lao động phải thường xuyên ngồi 1 chỗ để thực hiện công việc, ít khi di chuyển ra khỏi chỗ ngồi làm việc của mình. Nó cũng hay xảy ra đối với các người bị táo bón kinh niên, kéo dài. Phụ nữ mang thai cũng hay mắc phải căn bệnh này. Nhưng đối với đa số các bệnh nhân đi khám bệnh trĩ, theo chúng tôi khảo sát được, thì chỉ đi khám khi bệnh đã trở nặng vì tâm lý ngại ngùng khi mắc bệnh 

Như vậy, dùng dầu dừa trị bệnh trĩ có được hay không? 

Hình minh họa. internet
Dầu dừa chữa bệnh trĩ có hiệu quả thật không? 

Như chúng ta đã biết, dầu dừa là một loại tinh dầu thực vật chứa rất nhiều các thành phần tốt cho cơ thể như: acid lauric, acid capric và các acid béo chuỗi trung bình,…Nhưng khi chúng ta hiểu theo cách, dùng dầu dừa trị bệnh trĩ là điều hoàn toàn sai lầm. Thật ra, nó chỉ hỗ trợ trị bệnh trĩ mà thôi. Vì trong thành phần của dầu dừa có chứa các hoạt chất có tính kháng sinh cao nên nó có tác dụng tiêu diệt nhiễm trùng, làm dịu cơn đâu rát do bệnh trĩ gây ra. 

Cách sử dụng dau dua chua benh tri Sử dụng dầu dừa thoa trực tiếp lên vùng hậu môn. Hoặc bạn có thể uống nó trực tiếp mỗi ngày 3 lần. Mỗi lần 2 muỗng canh, dùng đều đặn hàng ngày. Nếu thời gian đầu, bạn chưa quen với mùi vị của dầu dừa, bạn có thể uống 1 muỗng càfe, mỗi ngày dùng 3 lần. Sau đó, bạn sẽ tăng liều lượng dần dần đến khi đạt 2 muỗng canh cho một lần uống là được

Lưu ý: Vì dầu dừa có lợi ích kích thích quá trình tiêu hoá, nên đối với người bệnh đang mắc bệnh tiêu chảy thì không nên uống. Nên đợi hết hẳn bệnh tiêu chảy mới được dùng tiếp. 


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
 

Xua tan nỗi sợ bệnh trĩ với 6 bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản

Bệnh trĩ là một bệnh khó nói do người bệnh thường cảm thấy ngại ngùng khi nói cho người khác. Tuy nó không gây nhiều nguy hiểm nhưng bệnh trĩ lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Với thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống không phù hợp như hiện nay thì tỷ lệ người mắc bệnh trĩ đang có xu hướng ngày một gia tăng. 
6-bai-thuoc-xua-tan-noi-lo-benh-tri
Hình minh họa. internet
Bệnh trĩ có thể được chữa trị bằng cả phương pháp Tây y lẫn Đông y. Sau đây bài viết xin chia sẻ một số bài thuốc chữa bệnh trĩ theo dân gian vừa tiện dụng lại an toàn và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên khi áp dụng các bài thuốc nam này người bệnh cần phải kiên trì và cần phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt cũng như chế độ ăn uống hợp lý mới mang lại hiệu quả thực sự. 

1. Bài thuốc trị bệnh trĩ từ hoa thiên lý

Cây thiên lý là loại cây thực vật rất dễ trồng, dễ chăm sóc. Hoa thiên lý thường được sử dụng để làm thực phẩm trong các món xào, nấu canh. Hoa của nó thường được thu hoạch vào mùa hè. Cây thiên lý ngoài việc sử dụng hoa làm thực phẩm thì trong Đông y còn sử dụng hoa và lá thiên lý để làm vị thuốc chữa bệnh trĩ rất hiệu quả. Cây thiên lý có tác dụng giải nhiệt bên trong cơ thể bị trĩ nội, có triệu chứng chảy máu, rát hậu môn.

Cách sử dụng lá thiên lý chữa trĩ theo dân gian như sau: Dùng lá thiên lý còn non khoảng 100g đã rửa sạch, muối ăn chừng 5g (1 muỗng cà phê). Giã lá với muối, thêm vào 30ml nước đun sôi để ấm, rồi lọc qua màn vải hay gạc (đã tẩy trùng). Dùng hỗn hợp thấm vào bông tẩm (đã rửa sạch bằng thuốc tím) thành bông băng. Đắp bông băng lên chỗ búi trĩ lòi, ngày làm khoảng một đến hai lần, kết hợp uống với nước lá thiên lý tươi khoảng 3-4 bát một ngày.
2. Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá

Bài thuốc này là cách lựa chọn đơn giản để đầy lùi bệnh trĩ bởi loại rau này rất dễ tìm, được trồng phổ biến và sử dụng thường ngày trong bữa ăn. Tuy nhiên khi áp dụng bài thuốc này người bệnh bệnh phải thực sự kiên trì mới đem lại hiệu quả. Rau diếp cá là loại rau gia vị cung cấp rất nhiều chất xơ và có tác dụng giải nhiệt rất tốt, đây là một loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh trĩ. Rau diếp cá rửa sạch sau đó ngâm nước muối chừng 5 phút, để ráo nước. Người bệnh nên ăn sống kèm với các món ăn trong ngày. Ngoài ra để phát huy thêm hiệu quả bệnh nhân nên nấu lá diếp cá, dùng nước còn nóng để xông cho người bệnh sau đó nước ấm thì dùng để ngâm. Bã diếp cá sau khi nấu xong thì đắp lên chỗ búi trĩ cho bệnh nhân. Người bị trĩ kiên trì áp dụng phương pháp này thì bệnh sẽ khỏi hẳn. 
chua-tri-bang-rau-diep-ca
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
3. Chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh

Đu đủ là loại quả được nhân dân ta trồng nhiều. Nó được dùng làm thực phẩm, trong Đông y thì đu đủ xanh được sử dụng làm bài thuốc điều trị bệnh trĩ. Bằng cách cắt đôi quả đu đủ xanh còn tươi (quả chứa nhiều nhựa) đến giờ đi ngủ thì úp 2 nửa quả đu đủ vào hai bên cẳng chân, để như vậy qua đêm. Tác dụng của phương pháp này giống như một loại thuốc bôi co mạch trực tiếp làm cho các mạch búi trĩ co lại. Khi các búi trĩ biến mất thì ngưng dùng cách này. Bệnh nhân có thể kết hợp nấu đu đủ xanh ăn như canh hàng ngày cũng rất tốt cho người bệnh bởi chất xơ trong đu đủ xanh giúp cho hệ tiêu hóa dễ hoạt động hơn, người bệnh dễ dàng khi đi tiêu.
du-du-xanh-chua-tri
 Đu đủ xanh là bài thuốc thường dùng để chữa trĩ
4. Đẩy lùi bệnh trĩ bằng nhân hạt gấc
Bệnh nhân có thể dùng 40g nhân hạ gấc giã nát, trộn với ít dấm thanh rồi bọc vào vải đắp lên búi trĩ.
5. Mật ong rừng nguyên chất chữa trĩ

Phương pháp này người bệnh nên kiên trì trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên nó lại rất dễ áp dụng và dễ uống. Người bệnh hàng ngày sau khi ngủ dậy uống ngay 1 thìa mật ong rừng nguyên chất. Lưu ý nên sử dụng mật ong rừng nguyên chất, không nên sử dụng mật ong nuôi vì sẽ làm giảm hiệu quả.
6. Lá trầu không và rau muống chữa bệnh trĩ

Đem đun lên lấy nước rồi ngâm trong vòng 15-30p, ít nhất 1 ngày 1 lần, không thì 2 lần/ngày là rất tốt. Cục trĩ đó sẽ thu lên rất nhanh, hiệu quả rất tốt.

Hoặc lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 100g. Rau muống có nhiều tính năng và tác dụng trong việc phòng, chữa nhiều chứng bệnh mà tiêu biểu là thanh nhiệt, giải độc trong mùa hè, thanh nhiệt, lương huyết, cầm máu.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Friday, August 21, 2015

Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em mà cha mẹ cần biết

Bệnh trĩ ở trẻ em khiến nhiều người đôi khi lầm tưởng là một triệu chứng bệnh khác chứ không phải trĩ. Sự thật hoàn toàn ngược lại. Trẻ em cũng là một trong những đối tượng củabệnh trĩ. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu về cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em để giúp con em mình điều trị bệnh dễ dàng và hiệu quả hơn.

Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, các mẹ cần lưu ý vì mức độ nguy hiểm khi bệnh biến chứng ở trẻ em cũng không kém người trưởng thành. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh này là do chế độ ăn uống, vệ sinh kém…

Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.

Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng…
cach-dieu-tri-benh-tri-o-tre-em
Hình minh họa. internet
Cách điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo vệ. Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như đại tiện ra máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.

Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong cách sau để hạn chế tác hại của bệnh:

– Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.

– Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.

– Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

Ngoài ra một số bài thuốc đông y cũng có tác dụng rất hiệu quả trong việc điều trị trĩ cho trẻ như:

Có thể dùng loại canh có tác dụng lời khí: Hoàng kì, đảng sâm, ngũ bội tử, kha tử, bạch truật, kim anh tử, cốc nha, sơn tra mỗi loại 10g; thăng ma 3g, cam thảo 6g. Mỗi ngày một thang, đun sôi, ngày uống hai lần.ngoài ra cho thêm bột đầu ba ba 3g, mỗi ngày 2 lần. Ba ba để cả đầu, đặt trên một tấm sành, sấy khô, nghiền thành bột.

- Trị liệu ngoài: Có thể sử dụng 5 loại bột thuốc: Ngũ bội tử 12g, con hàu, long cốt, mỗi loại 12g, chỉ thực 3g. Bốn vị thuốc đầu nghiền chung thành bột mịn, sau đó cho bạch dược Vân Nam vào trộn lẫn, dùng bôi ngoài. Đầu tiên người bệnh ngồi ngâm trong nước muối ấm nồng độ 3%, sau đó dùng thuốc bội ngoài, sau đó lại dùng hỗn hợp bột rắc lên một lớp mỏng trên bề mặt lớp loét, sau đó nằm nghỉ khoảng một giờ, thông thường dùng 3- 5 ngày thì sẽ khỏi. Hoặc dùng dung dịch được chế biến từ thảo mộc: Vỏ quả lựu, ngũ bội tử, phèn chua nghiền thành bột mịn, sắc nước, dùng để rửa ngoài hậu môn, mỗi ngày 2 lần, hiệu quả rất nhanh.

Trên đây là một số giải pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em hiệu quả. Hãy luôn biết cách chăm sóc tốt cho con em mình để trẻ có thể phát triển toàn diện.
 
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com