Tuesday, September 22, 2015

Hỏi đáp? Đi ngoài phân đen có phải bị bệnh trĩ?

Chào bác sỹ, tôi năm nay 43 tuổi. Thời gian gần đây tôi có bị đi ngoài ra phân đen và lỏng. Mỗi lần đi đại tiện tôi lại thấy có bọc lòi ra ở sau hậu môn. Khi đại tiện xong thì nó cũng tự thụt vào. Tôi muốn hỏi là có phải do tôi bị bệnh trĩ gây chảy máu nên đi ngoài phân màu đen không? Và cách điều trị như thế nào để hết hiện tượng này? Cảm ơn bác sỹ rất nhiều!

Chào chị Thu Hằng,

Rất cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi – đáp của chúng tôi. Về câu hỏi của chị chúng tôi có trả lời như sau:

Hình minh họa. internet
Đi ngoài phân đen có phải bị trĩ?

Những triệu chứng mà chị miêu tả không thể đủ căn cứ để xác định chị bị bệnh trĩ được bởi khi phân có màu đen có thể là hiện tượng của nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác như áp xe, ung thư…

Để được chuẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh và nhận định xem bọc lòi ra ở hậu môn là gì thì chị nên tới cơ sở chuyên khoa uy tín càng sớm càng tốt để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời.

Việc điều trị bệnh khi chưa xác định rõ bệnh tình thì tuyệt đối không nên tự làm tại nhà hoặc sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của các bác sỹ vì vậy để điều trị hết hiện tượng này chị em tìm tới các cơ sở chuyên khoa uy tín để thăm khám.

Chị đừng nghĩ đó là trĩ mà để quá lâu dẫn tới bệnh tình nặng thêm và việc điều trị cũng như chi phí điều trị tốn kém hơn nhiều.

Chúc chị thật nhiều sức khỏe!

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Bệnh trĩ lây qua con đường nào

Nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh trĩ đều có thắc mắc bệnh trĩ lây qua đường nào? Điều này khiến người bệnh cứ mãi lo giải quyết thắc mắc này làm trễ nãi quá trình điều trị bệnh. Vì vậy để giúp người bệnh giải đáp thắc mắc nhanh chóng chữa trị bệnh, chúng tôi xin chia sẻ những thông tin này như sau

Nhiều người cho rằng, bệnh trĩ sẽ lây lan khi sử dụng chung các vật dụng hàng ngày hay mặc chung quần áo, ngồi cùng ghế hoặc tham gia các hoạt động cùng với những người mắc bệnh trĩ sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ, đây là một nhận định sai lầm, bệnh trĩ không phải là bệnh có nguy cơ lây lan hay di truyền từ người này sang người khác. Bệnh trĩ là bệnh liên quan đến các tĩnh mạch máu, khi có áp lực mạnh lên các mạch máu ở vùng hậu môn sẽ gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch cùng thành mạch máu và gây nên bệnh trĩ. Vì vậy, bệnh trĩ cũng sẽ không lây truyền qua đường nào cả.
Bệnh trĩ không có khả năng lây lan

Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Nếu các bạn sống chung cùng với những người bị bệnh trĩ và bị mắc bệnh trĩ thì không phải do bị lây truyền bệnh mà là do một số nguyên nhân sau đây:

- Chế độ ăn uống không hợp lý: thường xuyên ăn các loại đồ ăn cay nóng, uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, uống cà phê,… khiến cho hệ tiêu hóa làm việc vất vả và kém hiệu quả là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh trĩ.

- Thói quen sinh hoạt không khoa học: đi vệ sinh không đúng giờ giấc hoặc thức đêm nhiều khiến cơ thể mệt mỏi, stress nặng cũng là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh trĩ.

- Ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một chỗ khiến cho các cơ và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.

- Uống ít nước và ít ăn các loại rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ làm bạn mắc bệnh táo bón. Mà táo bón lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh trĩ.

- Một số trường hợp khác lại do dị ứng giấy vệ sinh, lau chùi mạnh gây tổn thương vùng hậu môn và lâu dần sẽ hình thành bệnh trĩ.
 Lương y Nguyễn Thị Hiền chia sẻ về bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Monday, September 21, 2015

Cần chú ý tư thế đi vệ sinh và các vấn đề liên quan đến bệnh trĩ

Tư thế đi vệ sinh (đại tiện) cũng là một trong những yếu tố thường xuyên ảnh hưởng tới bệnh trĩ, có thể là nguyên nhân gây bệnh cũng như khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bệnh trĩ khi đi đại tiện để không làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh.


Hình minh họa. internet

Tư thế ngồi xổm có lợi cho bệnh trĩ

Thông thường có 2 cách ngồi hay tư thế khác nhau khi đi đại tiện là ngồi bệt và ngồi xổm. Ở các nước phương Tây có thói quen lâu đời ngồi bệt khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là một sai lầm khi đi vệ sinh khiến gây nên bệnh trĩ và các bệnh đường ruột. Và như thế, tư thế khi đi đại tiện ngồi xổm là tốt cho bệnh trĩ được khuyên áp dụng. Chuyên gia cho rằng, độ uốn hông càng lớn (tư thế ngồi xổm) thì độ thẳng của trực tràng càng cao, theo đó khi đi vệ sinh cũng dễ dàng hơn. Tư thế này thực sự tạo không gian giữa các cơ quan đường ruột và hệ thống cơ, giúp tối ưu hóa các lực lượng tham gia trong việc đại tiểu tiện.

Chính vì thế, tư thế lý tưởng để phòng và chống lại bệnh trĩ là nên ngồi xổm khi đi đại tiện.

Loại bỏ thói quen xấu khi ngồi bồn cầu 

Hiện nay, hầu hết các gia đình đều sử dụng bồn cầu bệt trong sinh hoạt. Thiết bị này tiện nghi và khắc phục được các hạn chế ngồi lâu gây tê, nhức mỏi chân như ngồi xí xổm. Tuy nhiên, điều này dễ khiến bạn mắc chứng lười tác động đến quá trình bài tiết. Đồng thời, việc ngồi lâu trên bồn cầu sẽ gây ứ máu trong khoang chậu và khúc cong của tĩnh mạch trĩ, dần dần dẫn đến bệnh trĩ.

Hình minh họa. internet

Do đó, bạn có thể không nên dùng bồn cầu khi đi đại tiện hoặc tìm cách khắc phục với tư thế đúng như sau: khi ngồi vệ sinh bằng bồn cầu, các bạn nên kê chân lên chiếc ghế hay 1 đồ vật tầm 20cm để có tư thế tốt.

Một số thói quen khi ngồi bệ xí bệt đại tiện như đọc báo, dùng điện thoại di động cũng ảnh hưởng tới bệnh trĩ. Động tác đại tiện do trung khu thần kinh cấp thấp và trung khu thần kinh cấp cao cùng tham gia điều khiển. Khi xem sách báo, ý thức đại tiện bị ức chế, mất tính mẫn cảm, làm giảm kích thích áp lực của đại tràng, dẫn đến táo bón. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Bị rò hậu môn do chủ quan, ngại đi khám

Hiện nay số người mắc bệnh rò hậu môn không ngừng tăng lên. Hầu hết người mắc bệnh về hậu môn đều ngại đi khám, đặc biệt là nữ giới. Đến lúc đi khám tại bệnh viện, đường rò nguyên phát đã hình thành nhiều đường li ti rất khó phát hiện. Nếu tìm thấy được, việc phá hủy cũng không đơn giản vì dễ đụng vào các cơ hậu môn. 

Ngoài một số lý do chính như bị viêm loét, nhiễm trùng thì thói quen ăn đồ nóng và ngồi nhiều khiến bệnh gia tăng nhanh.

Bị rò hậu môn bởi tâm lý lười đi khám

Thay vì đến bệnh viện, họ thường chọn cách mua thuốc hoặc trị bằng thuốc dân gian nhưng không thể điều trị dứt điểm. Mầm bệnh sâu vẫn còn bám lại, lâu dần tạo ra nhiều biến chứng nguy hiểm không thua kém những căn bệnh mãn tính khác.
Rò hậu môn bởi chủ quan

Bên trong thành hậu môn có rất nhiều tuyến hậu môn. Khi có vi khuẩn xấu xâm nhập, một trong những tuyến hậu môn đó sẽ bị sưng tấy, làm mủ rồi tạo thành apxe hậu môn. Nó chỉ giống như một đốt viêm mủ bình thường và đa số người ngoài chuyên môn đều xem nó không mấy nghiêm trọng. Thật ra, apxe ở giai đoạn này rất dễ điều trị, thậm chí người bệnh không cảm thấy đau và có thể khỏi hoàn toàn.
Hình minh họa. internet

Rò hậu môn làm bệnh nhân đau đớn và khó chịu.

Nếu để lâu các đốt áp xe bắt đầu vỡ ra, chảy mủ rồi để lại một cái lỗ trong tuyến hậu môn của người bệnh, gọi là rò. Từ tuyến hậu môn kết phát, lỗ rò sẽ từ từ ăn sâu qua các tuyến hậu môn lân cận đi ra lớp da bên ngoài.

Nó không quên mang theo “hành lý” là chất dịch hậu môn, máu mủ và phân của người bệnh đi ra làm họ đau đớn và khó chịu. Công tác điều trị trong giai đoạn này có phần phức tạp hơn và dĩ nhiên sẽ mất nhiều chi phí hơn.

Nếu người bệnh không điều trị dứt điểm mà chọn cách uống thuốc hoặc dùng thuốc nam, vết rò có thể liền da lại một thời gian nhưng sau đó lại tái phát nặng hơn. Vì đường rò bên trong vẫn đang phát triển giống như một cái cây cắm rễ, từ rễ chính lan ra vô số rễ con.

Bệnh rò hậu môn cũng vậy, từ một lỗ rò lan ra nhiều lỗ rò khắp vùng mông. Đến giai đoạn này, người bệnh không thể làm phẫu thuật mà chỉ có thể chuyển ống dẫn phân qua vùng hông để những lỗ rò không còn chảy phân và dịch hậu môn ra nữa.
Bệnh hậu môn thường gặp khác là bệnh trĩ.

Khi ăn ít chất xơ, ngồi lâu, khiêng vác nặng, táo bón… một trong các mạch máu ở vùng hậu môn sẽ sưng lên, gọi là trĩ cấp độ 1.

Lúc này người bệnh có triệu chứng đi ngoài ra máu nhưng chưa thấy trĩ xuất hiện, chỉ khi đi khám thì bác sĩ mới soi thấy được. Ở giai đoạn này người bệnh có thể có thể điều trị khỏi bằng thuốc.
Bệnh trở nặng người bệnh cần phải phẫu thuật cắt trĩ.

Đến cấp độ 2, trĩ bắt đầu tụt ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện, vùng hậu môn đau rát và chảy máu nhiều hơn nhưng sau đó có thể tự rút lên được. Ở giai đoạn này trĩ vẫn còn dễ điều trị, bác sĩ có thể cho uống thuốc hoặc thắt trĩ nội soi.

Nếu người bệnh vẫn không điều trị, bệnh trĩ sẽ trở nặng thành cấp độ 3 hoặc cấp độ 4. Khi đó, trĩ không tự động rút lên được mà chòi hẳn ra ngoài làm người bệnh chảy máu thường xuyên, gây chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, thậm chí ngất xỉu đột ngột.

Lúc này người bệnh cần phẫu thuật cắt trĩ từng búi với chi phí cao hơn, mất nhiều thời gian và đau đớn hơn so với khi điều trị ở cấp độ 1 và 2.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
 

Nhận biết trĩ ngoại và polyp hậu môn

Trĩ ngoại và polyp hậu môn có triệu chứng khá giống nhau, do vậy mọi người rất dễ bị nhầm lẫn. Trường hợp này đã từng diễn ra ở khá nhiều người, làm cho quá trình điều trị không hiệu quả, thậm chí còn khiến người bệnh trở nặng hơn. 

Vì vậy, bài viết sau đây nhằm cung cấp những thông tin về cách nhận biết trĩ ngoại với polyp hậu môn. Để tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra.

Để nhận biết trị ngoại với polyp hậu môn, mọi người phải nắm rõ và hiểu được bản chất bệnh, nguyên nhân ra sao và biểu hiện của bệnh như thế nào? Từ đó, sẽ tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra. 

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Hầu hết các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại là do lối sống sinh hoạt, ăn uống không điều độ, hợp lý như: do thói quen ăn uống, hay phải ngồi nhiều, thói quen đại tiết không tốt, áp lực bụng tăng cao trong quá trình mang thai… Khiến cho máu không lưu thông, huyết quản phồng to, táo bón. Từ đó, hình thành bệnh trĩ ngoại. 

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây ra polyp trực tràng

Nếu như trĩ ngoại chủ yếu là do lối sống sinh hoạt, ăn uống không điều độ gây ra thì polyp hậu môn lại chủ yếu do tác động của bệnh ngoài như: do các tổn thương hay các vật lạ tác động, những bất thường ở ống hậu môn (ống hậu môn bị cong, hẹp…), do viêm nhiễm hậu môn…
Nhận biết trĩ ngoại và polyp hậu môn qua biểu hiện bệnh

Nhận biết trĩ ngoại với polyp hậu môn là cách xác định bệnh rõ ràng nhất để tránh nhầm lẫn.
Biểu hiện bệnh trĩ ngoại

- Chảy máu khi đi đại tiện là triệu chứng thường thấy ở cả trĩ ngoại. Tùy vào mức độ mà máu sẽ chảy ra theo phân hay theo từng giọt, từng tia.

- Trĩ ngoại có rất nhiều cục máu đông ở bề mặt bên ngoài của búi trĩ, bị sưng nhỏ giống như hạt đậu, có màu sẫm hơi tím. Khi sờ vào sẽ có cảm giác đau, cứng, rất khó chịu.

- Khi bị trĩ ngoại, ở phía trước và sau sẽ xuất hiện một đám rối tĩnh mạch lồi lên, mới đầu chỉ là một cục thịt thừa. Sau đó, các đám rối tĩnh mạch này sẽ lớn dần vào tạo thành các búi trĩ.

- Nếu trĩ ngoại bị viêm nhiễm sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa, rát, ẩm ướt xung quanh hậu môn. Đi đại tiện sẽ càng làm cho người bệnh cảm thấy đau, sưng to và nặng hơn.
Biểu hiện của polyp hậu môn

Polyp hậu môn cũng là một trong những bệnh về hậu môn trực tràng bệnh cũng có một số biểu hiện giống trĩ ngoại như là có thịt thừa sa xuống và chảy máu hậu môn. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện này bệnh còn biểu hiện như: 

Hình ảnh polyp tử cung

- Đường ruột bị kích ứng, bụng khó chịu, mỗi khi đi đại tiện bụng thường rất đau

- Bị tiêu chảy, nóng, mót khi đi đại tiện

- Vùng thịt thừa sa ra không bị đau và sưng buốt như ở búi trĩ ở trĩ ngoại.

- Không có máu đông ở xung quanh búi trĩ

- Lượng máu chảy ra ở polyp không nhiều như ở bệnh trĩ, máu chỉ chảy khi polyp bị sa xuống.

Như vậy qua những thông tin và biểu hiện cụ thể từng bệnh trên sẽ giúp mọi người nhận biết trĩ ngoại với polyp hậu môn. Từ đó tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra và có cách xử lý và điều trị bệnh kịp thời.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
 

Saturday, September 19, 2015

Các thực phẩm và nhóm thực phẩm cứu cánh bệnh trĩ

Điều trị bệnh trĩ bên cạnh việc sử dụng thuốc, phẫu thuật,... còn có rất nhiều cách hay trong tự nhiên. Trong đó, các loại thực phẩm dưới đây được coi là "thần dược" rất tốt cho người bệnh trĩ giúp phòng tránh và ngăn ngừa tình trạng bệnh hiệu quả.



Nước
Uống nước tốt cho cơ thể về mọi mặt

Nước là thành phần không thể thiếu của cơ thể có tác dụng cung cấp năng lượng và môi trường hoạt động cho mọi cơ quan, tế bào trong cơ thể. Chính vì thế mỗi người cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể.

Đối với người bệnh trĩ rất cần cung cấp đủ lượng nước là cách tự nhiên đơn giản nhất giúp phòng ngừa và khắc phục các triệu chứng của bệnh hiệu quả như táo bón. Một ngày, người bệnh cần phải uống từ 1,5 đến 2 lít, nên uống nhiều nước trái cây, nước rau quả, súp rau…

Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung các loại nước trái cây, đặc biệt là nước của các loại quả mọng, có màu đậm như nước ép anh đào, dâu đen sẽ rất tốt cho tình trạng bệnh. Chất có trong các loại quả này có tác dụng làm giảm sưng đau cho người bệnh trĩ. Người bệnh nên uống ít nhất 1 ly nước trái cây hỗn hợp nói trên mỗi ngày.

Thực phẩm nhiều chất xơ
Ăn thực phẩm nhiều chất xơ rất tốt cho người bệnh trĩ

Các loại thực phẩm như rau quả tươi như rau họ cải, cà rốt, chuối măng, quả mơ, súp lơ, cam, quýt, dâu tây…, ngũ cốc,... là nguồn cung cấp lượng chất xơ dồi dào rất tốt cho người bệnh trĩ vì có tác dụng làm phân dễ bở ra nên dễ dàng khi di chuyển. Từ đó giúp phòng tránh và khắc phục tình trạng bị táo bón ở người bệnh.

Thực phẩm nhuận tràng 

Khoai lang là một loại thực phẩm nhuận tràng

Một số loại rau có tính nhuận tràng giúp phòng tránh và ngăn ngừa táo bón cũng như các triệu chứng bệnh trĩ khác rất hiêu quả mà người bệnh nên áp dụng bao gồm:

- Các loại rau: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền.

- Củ khoai lang giúp nhuận tràng 

- Măng chứa nhiều loại vitamin và giúp nhuận tràng

- Mật ong

- Chuối, dưa hấu

- Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.

- Thực phẩm chứa nhiều magie có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón: cá bơn, quả hạnh sấy khô, hạt điều sấy khô, đậu nành, rau chân vịt, bột yến mạch, bơ lạc, quả bơ, nho khô không hạt…

Thức ăn nhiều chất sắt
Hình minh họa. internet

Bệnh nhân trĩ cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt để bổ sung cho lượng máu bị mất do bệnh trĩ chảy máu kéo dài rất dễ gây thiếu máu.

Gan gà, cua hấp, cá ngừ, mận, mơ khô, nho khô, hạt hướng dương, hạt điều, hạnh nhân, mè, khoai tây luộc, rau bó xôi, bông cải xanh nấu chín, dưa đỏ, rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng (mè đen), … là các thực phẩm có chứa nhiều chất sắt mà người bệnh trĩ nên bổ sung thường xuyên.

Các loại dầu
Các loại dầu như dầu oliu, dầu lanh, dầu cá...

Các loại dầu như dầu oliu, dầu lanh, dầu cá,... cũng rất tốt cho người bệnh trĩ có tác dụng giúp nhuận tràng, ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó còn có tác dụng tốt cho đường ruột và làm giảm sưng đau, viêm nhiễm hậu môn ở người bệnh trĩ.

Ngoài các loại thực phẩm nêu trên, người bệnh còn cần thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm khác như các loại rau quả đậu bắp, mướp hương, bí đỏ, cà chua, cà tím, súp lơ xanh, củ sen, bắp, bơ, thanh long, bưởi, táo tây, dâu tây, kiwi, hồng, hải sâm, sung, rau mùi, rau má… cũng rất có ích cho người bị bệnh trĩ. Chúng có tác dụng phòng ngừa, khắc phục tình trạng bệnh và làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Wednesday, September 16, 2015

Tìm hiểu bệnh trĩ qua Góc nhìn Đông Y

Bệnh trĩ và nguyên nhân gây nên theo đông y Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ , dưới góc nhìn của Đông y bệnh trĩ có 2 nguyên nhân chính gây nên là do yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong.


Bệnh trĩ dưới góc nhìn Đông Y
Theo Đông y nguyên nhân bên ngoài gây bệnh trĩ chính là yếu tố (ngoại tà) như phong, thấp, táo, nhiệt… xâm nhập vào cơ thể làm thương tổn tràng vị, khiến huyết mạch không được lưu thông, kinh lạc bị ứ trệ, thấp nhiệt tụ lại ở đại tràng gây nên. Đồng thời, sự phát sinh bệnh trĩ còn do các nhân tố bên trong (nội nhân) làm rối loạn chức năng của các tạng phủ khiến âm dương mất cân bằng, khí huyết hư nhược, huyết dịch không thông suốt làm tĩnh mạch giãn to mà hình thành trĩ hạ.

BỆNH TRĨ VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN THEO ĐÔNG Y 

Theo y học cổ truyền bệnh trĩ gây nên bởi những nguyên nhân sau:

- Do tạng phủ bản hư tức là do thể tạng và cấu trúc ống hậu môn

- Do Cửu tả cửu lỵ nghĩa là do viêm nhiễm, đặc biệt là bị lỏng lỵ kéo dài

- Do yếu tố nghề nghiệp bắt buộc

- Do ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các đồ cay nóng, cao lương mĩ vị, uống nhiều rượu, bia, cà phê, trà đặc…

- Do táo bón dài ngày

- Do thai sản tức là do mang thai khiến tĩnh mạch trĩ bị đè nén gây bệnh trĩ

- Do dâm dục thái quá, nhập phòng khi say rượu.

Một số bài thuốc chữa bệnh trĩ của đông y :

Để điều trị bệnh trĩ, y học cổ truyền có rất nhiều cách giải quyết như: thuốc ngâm, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang, trà dược, dược thiện… Trong đó phương pháp dùng trà dược đã tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nhiều bệnh nhân rất vui mừng khi lựa chọn cho mình phương pháp này.

Bài 1: Hoa hòe, cỏ mực, lá đắng, lá đinh lăng, dau diếp cá, đương quy, bạch thược, bạch truật, cam thảo mỗi vị 200g (dược liệu ở dạng khô).

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp kín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút là có thể dùng được. Uống dần trong ngày. 

Bài 2:
Ngũ gia bì 200g, củ đinh lăng 200g, bạch truật 200g, trần bì 100g, sơn tra 100g, phòng sâm 240g, sơn thù 200g, biển đậu 200g, cam thảo 200g, cỏ mần trầu 200g, ngân hoa 200g, thảo quả 100g.

Cách chế: Các vị sao giòn, tán vụn, trộn đều bảo quản trong hộp lín tránh ẩm. Ngày dùng 35-40g, hãm với nước sôi vào ấm chuyên, sau 10 phút có thể dùng được. Uống dần trong ngày. 

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
 

Tuesday, September 15, 2015

Vấn đề sinh thường khi mang thai bị bệnh trĩ

Mang thai bị bệnh trĩ có sinh thường được hay không?” là thắc mắc của đa số bà bầu đã và đang bị trĩ. Trĩ là bệnh rất phổ biến ở cách bà bầu, có đến hơn 50% bà bầu mắc phải căn bệnh này ở 2 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Hình minh họa. internet

Chị Vũ Hoa (Nam Định) chia sẻ “Tôi bị bệnh trĩ nhẹ trước khi mang thai và bây giờ bệnh đã nặng hơn, búi trĩ thò hẳn ra ngoài và còn chảy máu nữa. Bản thân tôi thì muốn đẻ thường vì như thế sẽ tốt cho con hơn, nhưng chồng tôi lại muốn tôi đẻ mổ vì sợ bệnh của vợ sẽ không chữa được sau khi sinh. Tôi rất băn khoăn không biết nên đẻ thường hay đẻ mổ nữa và cũng rất thắc mắc không biết phụ nữ mang thai mà bị trĩ thì có sinh thường được hay không?”

Còn bạn Trịnh Hải thì lại thắc mắc “Em mang thai được 2 tháng thì bị trĩ, đi khám thì bác sĩ bảo do sức nặng của thai nhi và chế độ ăn uống thiếu chất xơ nên em mới bị trĩ. Bây giờ, điều em lo lắng nhất là mang thai mà bị trĩ thì có sinh thường được không, có ảnh hưởng gì đến bé không và bệnh trĩ ở em có nặng hơn sau khi sinh thường không? Em còn hơn 1 tháng nữa là sinh mà vẫn lo lắng và băn khoăn không biết nên sinh thường hay sinh mổ”.

“Bà bầu bị trĩ vẫn có thể sinh thường được”

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ bị bệnh trĩ “tấn công” nhất. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, sự phát triển của thai nhi sẽ tạo ra một áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu. Kết quả là các tĩnh mạch ở khu vực này bị căng giãn quá mức hoặc sưng lên, lâu dần sẽ hình thành búi trĩ.

Ngoài ra, táo bón cũng là “thủ phạm” phổ biến gây ra hoặc góp phần làm bệnh trĩ thêm trầm trọng. Chính chế độ ăn uống quá giàu dinh dưỡng, thiếu chất xơ và nước đã khiến cho bà bầu bị táo bón trong thời gian mang thai. Cuối cùng là hình thành búi trĩ.

Về mặt lâm sàng, bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai không có chỉ định sinh mổ nên các bà bầu có thể yên tâm. Những tác động của bệnh trĩ không ảnh hưởng tới việc sinh thường hay sinh mổ. Các bà bầu vẫn có thể chọn phương pháp sinh tự nhiên khi bị trĩ nhưng cần kết hợp tốt việc chăm sóc và điều trị để hạn chế bệnh chuyển biến nặng trong suốt thời gian bầu bí. Tốt nhất các bà bầu nên tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng để nhận lời khuyên từ bác sĩ, cũng như là để có hướng điều trị bệnh trĩ tốt nhất.

Các chuyên gia cho biết: Bà bầu bị trĩ vẫn có thể sinh thường được. Tuy nhiên, phải tùy thuộc vào mức độ bệnh của bà bầu.

Đối với những bà bầu bị trĩ nhẹ thì vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, các bà bầu cần phải biết một điều rằng việc sinh thường ít nhiều cũng sẽ khiến bệnh trĩ chuyển biến nặng hơn, bởi khi sinh thường thì chắc chắn búi trĩ sẽ thò hẳn ra ngoài và hậu môn cũng sẽ bị tổn thương nặng hơn.

Nếu bệnh ở giai đoạn nặng với các triệu chứng búi trĩ đã thò ra ngoài, chảy máu, chảy mủ và thai đã nhiều tuần tuổi thì cách tốt nhất là nên sinh mổ. Sở dĩ bà bầu bị trĩ nặng không nên đẻ thường là vì khi đẻ thường bà bầu sẽ phải rặn nhiều, dồn sức để rặn, từ đó sẽ khiến búi trĩ tụt xuống và làm cho bệnh càng ngày càng nặng thêm, rất nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi.

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp mang thai mà bị trĩ đều được khuyên là nên sinh mổ. Vừa hạn chế được nguy cơ bệnh trĩ phát triển nặng, vừa đảm bảo đước sức khỏe và an toàn cho thai phụ cũng như thai nhi.

Những lưu ý cho bà bầu bị trĩ

- Lúc mang thai bà bầu phải kiêng cữ rất nhiều loại thuốc, vì vậy các bà bầu bị bệnh trĩ tuyệt đối không được dùng thuốc khi không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

- Tránh táo bón bằng cách bổ xung nhiều chất sơ vào khẩu phần ăn hằng ngày, uống từ 2 – 2.5L nước/ngày và ăn 2 – 3 hũ sữa chua/ngày.

- Mỗi ngày hãy dành ra khoảng 15 – 20 phút để đi bộ nhẹ nhàng. Tránh ngồi hoặc nằm quá lâu một chỗ.

- Không nhịn vệ sinh, vì càng nhịn bệnh càng nặng. Nên tập thói quen đi vệ sinh vào mỗi buổi sáng. Sau khi đi vệ sinh xong thì nên rửa bằng nước muối ấm hoặc nước trà xanh, rồi thấm khô bằng khăn lông mềm. Tránh dùng giấy khô ráp vì sẽ gây đau và làm bệnh thêm nặng.

Trên đây là những chia sẻ cơ bản về thắc mắc “Mang thai bị bệnh trĩ có sinh thường được hay không?”
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Các bước khi đi khám để chuẩn đoán bệnh trĩ

Khi có dấu hiệu mắc bệnh, đa số mọi người thường có tâm lý lo lắng, hoang mang. Mức độ này càng gia tăng khi đi khám chữa, bởi mọi người không biết bác sĩ sẽ khám những gì và khám ra sao? 

Do vậy, các chuyên gia hậu môn – trực tràng sẽ có chia sẻ về các bước kiểm tra và chẩn đoán bệnh trĩ. Giúp mọi người hiểu rõ hơn mình cần phải làm gì trước khi khám và bác sĩ sẽ khám những gì? Từ đó, có tâm lý thoải mái hơn. 

Trước khi thực hiện các bước kiểm tra và chẩn đoán bệnh trĩ, mọi người cần phải biết rằng, chẩn đoán bệnh trĩ không thể không thăm khám hậu môn. Tuy nhiên, mọi người không nên quá e ngại hay căng thẳng. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho người bệnh tư thế nào thoải mái và kín đáo, đồng thời dễ dàng cho bác sĩ kiểm tra nhất. Mọi người không nên xấu hổ, hãy điều chỉnh tâm lý, phối hợp nghiêm túc với bác sĩ để việc kiểm tra được diễn ra nhanh chóng và chính xác. 

Chuẩn bị tâm lý thoải mái trước khi đi thăm khám

Trong quá trình kiểm tra hậu môn bác sĩ sẽ hỏi tiền sử và những triệu chứng lâm sàng của bệnh qua hỏi đáp bằng miệng hoặc qua phiếu điều tra. Ví dụ như một số câu hỏi: có cảm giác đau ở đâu, bị đau ra sao, có ra máu, ra máu như thế nào, có sa hậu môn hay không… Nếu có, những tình trạng trên bác sĩ sẽ hỏi kỹ hơn về tình hình mức độ cụ thể của bệnh như có sưng tấy, mẩn ngứa, chảy dịch… cũng có khi hỏi đến tình trạng bài tiết phân.

Các thói quen sinh hoạt, công việc hàng ngày cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và sau đó sẽ tư vấn cho mọi người ăn uống, sinh hoạt ra sao cho hợp lý. Bệnh nhân cần hiểu cặn kẽ về tình hình của bản thân để trả lời chính xác. Đó là vấn đề cơ bản của bước đầu kiểm tra và chẩn đoán bệnh trĩ.
Khám và chẩn đoán bệnh trĩ

Sau khi thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán bệnh trĩ ở bước đầu xong, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kiểm tra hậu môn.

- Ở nữ giới các bác sĩ sẽ hướng dẫn cách nằm nghiên, lưng hơi cong, hai chân đan xen vào nhau, đầu hơi gập. Tư thế này sẽ quay lưng về phía bác sĩ, giúp người bệnh có tâm lý thoải mái hơn, bác sĩ cũng có thể dễ dàng kiểm tra.
Hình minh họa

Kiểm tra và chẩn đoán bệnh trĩ khá đơn giản

- Ở nam giới thường sẽ nằm ngửa, hai tay ôm đầu gối, bác sĩ sẽ dùng khăn che bộ phận ngoài hậu môn.

Bác sĩ sẽ dùng mắt quan sát và dùng tay để kiểm tra xung quanh hậu môn. Để kiểm tra, tìm hiểu về tình trạng của bệnh, mức độ ra sao, có bị nứt hậu môn hay sa trực tràng hay không? Sau đó, dùng tay trỏ đưa vào bên trong để kiểm tra tình hình bên trong hậu môn. Cuối cùng là đi đến kết luận cho bệnh nhân.

Trên đây là thông tin về các bước kiểm tra và chẩn đoán bệnh trĩ. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp chị em bớt lo lắng, e ngại. Đồng thời, hiểu được các bước thăm khám bệnh trĩ như thế nào? Từ đó, sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi đi thăm khám.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Những bài tập hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam, bạn hẳn cũng đã biết rằng ai cũng có thể mắc phải bệnh trĩ, ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể mắc phải căn bệnh phiền toái này. 

Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ ra đời và được các bác sĩ áp dụng cho các bệnh nhân bị trĩ. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số bài tập điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả bạn bạn nên tham khảo. 

1. Luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp hạn chế bệnh trĩ phát triển.

Có 2 dạng trĩ cơ bản: trĩ nội và trĩ ngoại. Trĩ nội có vị trí xuất phát ở trực tràng, còn trĩ ngoại xuất phát từ hậu môn. Nếu để bệnh trĩ phát triển nặng mà không có phương pháp điều trị kịp thời, nó sẽ gây ra một số hiện tượng như: viêm nhiễm, chảy máu khi đi đại tiện, gây ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh mỗi khi đi đại tiện. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể là do táo bón kéo dài, thói quen nhịn đi đại tiện, đứng nhiều ngồi lâu, không vận động cơ thể, ăn quá nhiều chất cay nóng, hay uống rượu bia, xơ gan,….
Hình minh họa. internet

Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống trong quá trình điều trị bệnh trĩ, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bài tiết tốt, hạn chế sự phát triển của bệnh trĩ. Nên ăn nhiều thức ăn chứa nhiều chất xơ như rau dền, rau mùng tơi, rau khoai lang,….

Tuy nhiên, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, nếu chỉ dùng thuốc hoặc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp với người bị bệnh trĩ thì căn bệnh này cũng sẽ không thể khỏi nhanh chóng được, người bệnh phải kết hợp những phương pháp điều trị trên với việc luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng. Các bài tập thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị bệnh trĩ giai đoạn đầu, có tác dụng tăng cường trương lực cơ vùng hạ vị, giúp lưu thống máu tốt, làm co búi trĩ. Với những trường hợp bị bệnh trĩ nặng, sau khi cắt hoặc thắt trĩ cũng có thể thực hiện các bài tập thể dục để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát. 

2. Hai bài tập thể dục giúp bạn phòng tránh và chữa trị bệnh trĩ hiệu quả.

Bài tập thứ nhất: hãy thả lỏng cơ bắp, tập trung tinh thần, từ từ hít vào, khép và ép chặt 2 bên mông, đùi lại với nhau, lưỡi cong đưa lên áp vào hàm trên. Cùng lúc đó hãy co thắt và thót vùng hậu môn như khi nhịn đi đại tiện. Hãy nín thở và giữ nguyên tư thế này trong khoảng vài giây và sau đó từ từ thở ra, thả lỏng cơ vùng hậu môn về trạng thái bình thường, đưa lưỡi về vị trí bình thường. Thực hiện động tác trên 15 – 25 lần, mỗi ngày tập 2 – 3 lần. Bài tập này khá đơn giản, dễ thực hiện, bạn có thể tập mọi lúc, mọi nơi, khi nằm, ngồi hoặc đứng. 

Hình minh họa. internet

Bài tập thứ 2:
đứng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai, các ngón chân bám chân lấy mặt đất, hai tay thả lỏng và buông xuôi, bàn tay nắm hờ. Từ từ uốn cong gối như xuống tấn, giữ lưng thẳng. Miệng khép, đưa lưỡi xát vòng quanh vòm miệng trên – dưới. Khi nước bọt tiết ra đầy miệng, hít sâu nhẹ nhàng, lưỡi đặt ở hàm trên, nuốt xuống từ từ, thót hậu môn lại, nín thở và giữ ở tư thế này trong khoảng vài giây. Thở ra, thư giãn để chuẩn bị cho lần tiếp theo. Làm đi làm lại động tác này khoảng 30 lần, sau khi thực hiện bài tập này đi bách bộ trong 30 phút. Mỗi ngày nên tập 2 lần. Bài tập này sẽ có tác dụng giúp tăng cường, kích thích hệ tiêu hóa, giúp bạn ăn uống ngon miệng hơn.

Về nguyên lý, 2 bài tập trên tương đối giống nhau, tùy theo điều kiện về thời gian và môi trường sinh hoạt mà bạn nên cho cho mình bài tập phù hợp nhất. Hoặc bạn cũng có thể chọn những tư thế tập khác nhau để nâng cao hiệu quả. Chú ý là bạn nên thực hiện bài tập này thường xuyên thì mới có hiệu quả trong quá trình điều trị bệnh trĩ.

Một lưu ý nhỏ nếu bị bệnh trĩ chảy máu, nhiễm trùng búi trĩ, nhiễm trùng vùng hậu môn trực tràng hoặc sau khi cắt, thắt trĩ thì bạn không nên thực hiện các bài tập này để tránh việc bệnh trĩ bị nặng hơn.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
 

Monday, September 14, 2015

Vì sao phụ nữ hay mắc bệnh trĩ hỗn hợp

Bởi vì cấu trúc vật lý độc đáo của phụ nữ, làm cho tỷ lệ mắc nhiều bệnh ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Bệnh trĩ hỗn hợp là một trong những bệnh phổ biến hơn gây cho phụ nữ có không ít rắc rối. Vậy thì tại sao phụ nữ dễ bị bệnh trĩ hỗn hợp?


Những nguyên nhân khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp cao hơn


1. Khả năng cơ quan vùng chậu chịu áp lực và lượng máu lưu thông trở ngại khá cao, không ngừng gây ra sung huyết và tụ huyết cơ quan vùng chậu. Làm ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu ở hậu môn và trực tràng bị đè nén khiến cho phân bị chặn lại gây trở ngại cho việc đại tiện. Đây là những yếu tố gây ra bệnh trĩ.  

2. Thời kỳ hành kinh và mang thai tạo thêm gánh nặng cho hậu môn. một số phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hay mang thai thường thấy đại tiện khó khăn và thời gian giãn cách lâu hơn, đại tiện mỗi 2-3 ngày một lần.

3. Trong đoạn cuối thai kỳ, bởi vì thai nhi đang tăng đàn áp lên trực tràng, khiến xuất hiện cản trở lưu thông máu ở tĩnh mạch gây rối loạn hậu môn trực tràng. Như vậy không chỉ dễ mắc bệnh trĩ mà có thể làm trầm trọng hơn bệnh trĩ hiện có, hình thành bệnh trĩ hỗn hợp.
Hình minh họa. internet

4. Cơ hội phát bệnh vào thời kỳ phục hồi sau sinh khá cao. Do sự trống rỗng của khoang bụng làm cho phụ nữ sau sinh ít muốn đi đại tiện, thường trong vài ngày không có triệu chứng đại tiện. Thời gian lưu giữ phân trong ruột quá dài làm phân chai cứng hơn nhiều lần, dùng nhiều sức rặn trong lúc đại tiện sẽ gây tổn thương cho hậu môn và trực tràng từ đó dẫn đến trĩ hỗn hợp.

5. Phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh thường rối loạn nội tiết và thần kinh khiến cho người khó chịu, có cảm giác muốn đi đại tiện nhưng lại cảm thấy đi không hết, gây ra hiện tượng thường xuyên đi vào nhà vệ sinh. Đây cũng yếu tố gây nên bệnh trĩ hỗn hợp.

Phụ nữ không chỉ dễ bị bệnh trĩ mà tác hại của nó đối với phụ nữ là rất lớn. Do đó các bạn gái cần đặc biệt chú ý đến hậu môn, nếu thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh trĩ phải nhanh chóng đến bệnh viện để có cách điều trị bệnh trĩ phù hợp.

Lương y Nguyễn Thị Hiền chia sẻ về bài thuốc gia truyền chữa bệnh trĩ


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Chữa chữa bằng vị thuốc từ chim bói cá

Chim bói cá (Alcedo atthis bengalensis Gmelin) thuộc họ bói cá (Alcedinidae), tên khác là bồng chanh, chim chài cá, chim thần chài, là một loài chim nhỏ, chuyên săn bắt cá. Thân thon ngắn, đầu to hơi dài, dẹt trên, mắt nâu, mỏ đen, cổ rất ngắn, cánh rộng, đuôi ngắn.


Chim bói cá (Alcedo atthis bengalensis Gmelin) thuộc họ bói cá (Alcedinidae), tên khác là bồng chanh, chim chài cá, chim thần chài, là một loài chim nhỏ, chuyên săn bắt cá. Thân thon ngắn, đầu to hơi dài, dẹt trên, mắt nâu, mỏ đen, cổ rất ngắn, cánh rộng, đuôi ngắn. Bộ lông sặc sỡ nhiều màu: lông ở đầu, gáy và cổ có vằn đen phớt xanh lục và da trời xen kẽ. Lông hông và trên đuôi màu xanh lam óng ánh. Vai và bao cánh xanh phớt lục, đầu các lông điểm xanh lam trừ các lông bao cánh sơ cấp. Lông cánh màu đen có viền lục nhạt. Lông đuôi xanh thẫm ở mặt trên, nâu sẫm ở mặt dưới. Trên mắt có một đường vạch màu đen. Lông trán, má và tai màu nâu. Lông ở hai bên ngực xanh xỉn. Bụng màu hung nâu. 

Chim bói cá.

Chim định cư phổ biến, phân bố ở Bắc Ấn Độ, Đông Bắc Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, vùng Đông Nam Xibêri, các nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, bói cá có mặt ở khắp nơi từ vùng đồng bằng đến miền núi, độ cao không quá 500-600m; thường gặp ở những chỗ có nhiều nước như ao, hồ, sông suối, nhất là ở chỗ nước trong và lặng.

Bộ phận dùng làm thuốc của bói cá là toàn con chim đã vặt lông, bỏ nội tạng. Dược liệu, tên thuốc trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian là ngư cẩu, có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng định suyễn, giải độc, chỉ thống được dùng trong những trường hợp sau:

Chữa hen suyễn, ho lâu năm: Dưới dạng thức ăn – vị thuốc (thịt chim để tươi, 50-100g cắt nhỏ, nấu với gạo nếp thành cháo, ăn trong ngày), dạng thuốc sắc (thịt chim phơi khô, 30-50g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày), dạng thuốc viên hoàn (thịt chim đã sấy khô, tán nhỏ mịn, trộn với mật, mỗi lần uống 4-6g).

Chữa trĩ: Bột chim bói cá hòa với nước, nặn thành bánh mà đắp, băng lại. Ngày làm một lần, làm liên tục trong 7-10 ngày.


Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

Gặp lương y chữa bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng những loại cây rừng

Cũng là một người mẹ, tôi thấu hiểu từng cảm giác hạnh phúc, ngỡ ngàng trong cuộc hành trình đi biển mồ côi, đón chào thành viên bé nhỏ đến với gia đình riêng của mỗi các chị em. Đầy đủ sức khỏe để chiến đấu với bỉm, sữa, tã, lót đã khó, những người mẹ sau sinh mắc trĩ còn khiến hành trình này trở nên vạn lần gian truân. 

Thật may rằng, với những loại cây rừng quí hiếm, lương y Nguyễn Thị Hiền - trú tại xóm Đình - thôn Phú Vinh - xã An Khánh- Hoài Đức đã giúp hàng nghìn chị em sau sinh mắc trĩ thoát khỏi nỗi ám ảnh, tự ti vì bị căn bệnh vùng kín này đeo bám

Nhiều bệnh nhân đến từ rất sớm dù nhà xa​

Hơn 60% phụ nữ sau sinh mắc phải bệnh trĩ

Theo thống kê mới nhất của Hội hậu môn và Trực tràng, có tới hơn 60% các bà mẹ sau sinh mắc phải bệnh trĩ.

Nhiều chị em sau khi sinh không dám uống nhiều nước sợ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con, khiến cơ thể thiếu nước, khiến phân trở nên vón cục, làm chị em thường xuyên bị táo bón, dẫn đến trĩ.

Một số khác sau quá trình rặn đẻ, cơ thể như “xổ” ra ngoài, dẫn đến các búi tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị ảnh hưởng, các búi trĩ cũng không nằm nguyên tại vị trí cố định, lâu dần xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài.

Lười vận động cũng là một nguyên nhân đáng kể gia tăng trương lực vùng bụng xuống vùng hậu môn trực tràng, khiến các búi trĩ thừa cơ xô khỏi vị trí ban đầu.

Chữa trĩ cho chị em sau sinh là một vấn đề nan giải, vì thời kì này, các chị ăn một mà cho hai, nếu dùng thuốc có nhiều hoạt chất hóa học như thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị đôi khi không những không khỏi được bệnh của mẹ mà còn khiến cơ thể trẻ bị còi xương, dị ứng với thuốc gây tiêu chảy, sút cân. Chính vì thế, trên thị trường hiện nay không có mấy loại thuốc chữa trĩ có thể dùng cho phụ nữ sau sinh.

Tâm lí của người mẹ cũng khiến các chị em không muốn dùng thuốc Tây, sợ bất ngờ mất sữa khi trẻ còn quá nhỏ. Chị Phạm Thị Mai Hồng (27 tuổi, Hà Nam) cho biết, “Tôi mới sinh cháu lần đầu, bị trĩ ngay sau khi sinh đến giờ đã 7 tháng nhưng không dám dùng bất cứ viên thuốc tây nào, tôi rất sợ con mất sữa bất ngờ, như thế sẽ khiến cháu còi xương, suy dinh dưỡng, thôi thì làm mẹ chịu khổ một tí vì con, cố gắng đợi đến khi cháu cai sữa mới dùng thuốc chữa trĩ sau chứ chẳng còn cách nào”.

Bài thuốc chữa trĩ cho chị em phụ nữ sau sinh​

Trên nhiều diễn đàn như làm cha mẹ, web trẻ trẻ thơ, thông tin chia sẻ của các bà bầu hay mẹ sau sinh mắc trĩ cũng có rất nhiều người khuyên nhau không được dùng thuốc tây chữa bệnh trĩ khi mới sinh, “các chị em đừng dại dùng thuốc tây khi em bé còn quá nhỏ, thông qua đường sữa mẹ, trẻ uống kháng sinh khi còn quá nhỏ khiến bé còi cọc, chậm lớn, ăn gì cũng khó hấp thụ, khổ lắm”, thành viên mang tên Thảo chip chia sẻ trên một diễn đàn.

Không chữa được trĩ bằng thuốc Tây, vậy chỉ còn cách nhắm mắt chịu đau đợi con lớn mới chữa trĩ là câu hỏi được rất nhiều mẹ đưa ra trên các trang mạng, bật mí với chị em phương pháp chữa khỏi bệnh trĩ bằng Đông y của lương y Nguyễn Thị Hiền đã khiến nhiều bà mẹ sau sinh dễ dàng thoát khỏi trĩ không cần phải chờ đến khi con lớn, bài thuốc này đã được nhiều chị em truyền tai nhau và công dụng và khả năng kì diệu của nó.

Chữa khỏi bệnh trĩ cho phụ nữ sau sinh bằng bài thuốc gia truyền

Đã là mẹ của hai cô con gái xinh xắn, lương y Nguyễn Thị Hiền thấu hiểu nỗi khổ của những mẹ mắc trĩ sau sinh, chính vì thế, sau nhiều năm nghiên cứu, lặn lội đến tận các vùng xa có bà con dân tộc thiểu số người Tày, Nùng, Dao,…sinh sống, lương y Nguyễn Thị Hiền điều chế thành công bài thuốc chữa bệnh trĩ dành riêng cho đối tượng phụ nữ sau sinh.

“Với các thảo dược lành tính như hòe hoa, chỉ xác, đương qui, hoàng cầm, phòng phong, bài thuốc của tôi khiến cơ thể được thải độc, nhuận tràng đồng thời tính chất kháng viêm, chống co thắt đại tràng, vượng khí, bổ huyết sẽ khiến búi trĩ nhanh chóng co trở lại, mặt khác, phân được làm mềm ra nên không gây trở ngại khi đi qua các búi tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, sau nhiều nhất hai tháng, bệnh trĩ sẽ hoàn toàn biến mất”, lương y Nguyễn Thị Hiền cho biết.

Không quản ngại đường xa, bệnh nhân từ khắp nơi trong cả nước tìm đến nhà lương y Hiền​

Đặc biệt, với sự kết hợp một số vị thuốc mới của giáo sư Đỗ Tất Lợi và các thảo dược là “bí quyết gia truyền” không thể tiết lộ, lương y Nguyễn Thị Hiền đã gia giảm vào bài thuốc chữa trĩ khiến chị em không những khỏi trĩ mà còn có thể tăng tiết sữa, nâng cao chất lượng sữa, chúng đều là những loại cây rừng nên hoàn toàn không có tác dụng phụ giống như thuốc tây, đảm bảo không gây phản ứng đối với đường tiêu hóa còn non nớt của trẻ sau sinh. Thậm chí tác dụng hấp thu tốt hơn chất dinh dưỡng, tính thải độc còn khiến cơ thể người mẹ có được nguồn dinh dưỡng tinh sạch, chất lượng, tạo điều kiện cho trẻ phát triền toàn diện, tăng cân nặng, chiều cao một cách ổn định.

​Với bài thuốc gia truyền bốn đời chữa trĩ, hàng nghìn chị em sau sinh đã thoát khỏi căn bệnh tế nhị đầy phiền toái này. Nhiều chị em sau khi khỏi bệnh đã quay lại cảm ơn lương y, giới thiệu bạn bè cùng cảnh ngộ tới nhờ lương y cắt thuốc điều trị, nhờ tài năng, tâm huyết và một trái tim biết thấu hiểu, lương y Nguyễn Thị Hiền đã mang lại sự tự tin, khỏe mạnh, năng lượng và sự trẻ đẹp cho những người mẹ sau quá trình gian nan đi biển mồ côi trở về với cuộc sống đời thường và những niềm hạnh phúc giản đơn. Thay mặt chị em, người viết bài này xin được nói lời cảm ơn tới lương y, mong chị luôn trẻ, khỏe mạnh để có thể danh rộng vòng tay, giúp quá trình làm mẹ, làm vợ của những người phụ nữ như chúng ta bớt phần gian nan.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com