Friday, July 31, 2015

Phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà không đau đớn

Bệnh trĩ tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nó lại trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là phụ nữ đang mang thai. 
Nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị bệnh trĩ hơn so với những đối tượng khác là do khi mang thai các tĩnh mạch trĩ bị sức nặng của thai nhi chèn ép làm giãn ra và bị sa búi trĩ. Cái khó chịu nhất của bệnh trĩ là nó gây ngứa ngáy khó chịu và nếu trĩ bị sa ra ngoài thì sẽ gây đau đớn cho bệnh nhân, nhất là khi đi cầu.

Có rất nhiều cách trị bệnh trĩ trong đó những mẹo vặt chữa bệnh trĩ mà không gây đớn cho người bệnh được nhiều người lựa chọn. Những phương pháp này rất đơn giản và bệnh nhân có thể áp dụng ngay tại nhà giúp tránh được tâm lý e ngại của người mang bệnh. Hãy cùng tham khảo và thực hiện những cách điều trị bệnh trĩ dưới đây nhé.
meo-chua-benh-tri-tai-nha
Ảnh minh họa

Mẹo chữa bệnh trĩ tại nhà không đau đớn

Sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc mỡ bôi ngoài khi trĩ gây viêm , ngứa ngáy khó chịu hoặc uống các loại thuốc giảm đau có tác dụng giảm sưng tĩnh mạch trĩ. Tuy nhiên nên dùng các loại thuốc này theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Chườm đá
Chườm đá là một giải pháp gây tê giảm đau tạm thời khá hiệu quả. Khi búi trĩ bị sưng đau bạn có thể lấy 1 cục đá chườm khoảng 10 phút mỗi ngày. Cách chua benh tri tai nha này giúp búi trĩ co lại dần, các triệu chứng của nó cũng xuất hiện thưa dần

Tắm nước ấm
Việc tắm nước ấm mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể lưu thông máu tốt mà lượng máu lưu thông đến các búi trĩ cũng được tăng cường do đó giúp giảm đau do trĩ rất đáng kể. Nếu trong nhà bạn có bồn tắm thì bạn có thể ngâm mình với nước ấm khoảng 15 phút rất tốt

Mặc quần rộng rãi, thoáng mát
Việc thường xuyên mặc quần bó sẽ khiến vùng hậu môn bị bí hơi và gây ra tình trạng ẩm ướt làm cho vi khuẩn hoành hành khiến bệnh trĩ nặng hơn. Búi trĩ cũng bị cọ sát gây đau đớn và sưng trĩ

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả ở trẻ em

Suy nghĩ bệnh trĩ thường và chỉ xảy ra ở người lớn khiến cho không ít phụ huynh lơ là và lần tưởng bệnh trĩ ở con em mình với các chứng bệnh khác. 
Điều này khá nguy hiểm vì trên thực tế bệnh trĩ có thể xảy đến với bất kỳ ai nếu có tác nhân gây bệnh và nếu không được chữa trị hiệu quả ngay từ đầu sẽ kéo dài gây khó khăn trong việc điều trị. Bệnh trĩ ở trẻ em nếu để lâu sẽ làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của trẻ sau này. Vì vậy, trẻ khi bị bệnh trĩ rất cần được điều trị hiệu quả.
phuong-phap-dieu-tri-benh-tri-o-tre-nho
Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở trẻ em

Những triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em cũng tương tự như ở người lớn thường gặp phải như cảm giác đau rát vùng hậu môn, nhất là khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, lòi búi trĩ,.... Bệnh xảy ra là do các nguyên nhân sau:

- Do ngồi quá lâu: nếu cha mẹ thường xuyên để trẻ ngồi bô quá lâu khi đi đại tiện, kèm theo khi trẻ dùng lực và nín thở sẽ gây áp lực cao trong ổ bụng nên rất dễ bị lòi ra ngoài. Thêm vào đó, trẻ còn nhỏ nên cơ hậu môn còn tương đối yếu, sự liên kết giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo nên dễ khiến cho trẻ bị bệnh trĩ.
- Do trẻ thường xuyên bị táo bón: chế độ ăn thiếu hợp lý khiến trẻ tiêu thụ nhiều thức ăn không có lợi hoặc ăn ít rau quả tươi, uống ít nước dễ khiến trẻ bị táo bón và làm tăng nguy cơ bệnh trĩ
- Do vệ sinh thiếu sạch sẽ: thiếu vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh được xác định là một trong số các nguyên nhân thường xuyên gây bệnh trĩ ở trẻ em rất cần được chú ý.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Khi phát hiện bệnh trĩ ở trẻ em cần được chữa trị kịp thời ngày. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và xác định tình trạng bệnh cụ thể, từ đó các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa và ngăn chặn bệnh tại nhà rất cần được thực hiện tốt để phối hợp sẽ cho hiệu quả điều trị cao. Theo đó, phụ huynh cần thực hiện theo các yêu cầu sau:
cho-tre-an-nhieu-rau-tuoi-tranh-tao-bon
Cho trẻ em ăn nhiều rau tươi tránh bị táo bón
- Xây dựng, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn nhiều rau quả tươi hợp vệ sinh, các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa, nhuận tràng để tránh tình trạng trẻ bị táo bón dễ gây bệnh trĩ.
- Hình thành cho trẻ thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần.
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, nhất là sau khi đi vệ sinh. Các bạn nên dùng nước nóng để rửa, kết hợp với dùng một số loại thảo dược tốt cho tình trạng bệnh trĩ như dùng cây kinh giới, rau diếp cá,... để xông cho trẻ.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

4 cách chữa khỏi bệnh trĩ không cần dùng thuốc

Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm không qua phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát.


Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị khi bệnh đã rất đau đớn và phức tạp. Người mắc bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại khi đi khám và điều trị bệnh nên thường để bệnh diễn biến nặng mới đến cơ sở y tế.

Bệnh trĩ khi đã nặng khiến chất lượng cuộc sống của bạn bị ảnh hưởng. Nhiều người âm thầm chịu đựng. Nhưng khi đến bệnh viện, tổn thương thường quá lớn nên các phương pháp điều trị nhỏ ít xâm lấn không còn tác dụng mà phải áp dụng những phương pháp điều trị lớn, xâm lấn nhiều hơn và dĩ nhiên sẽ đau. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh là một cách giúp người mắc bệnh có nhiều cơ hội chữa khỏi bệnh.

Theo đông y, việc các búi trĩ hình thành là do khí huyết ứ trệ. Nghĩa là, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô vùng hậu môn và tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Nhưng vì khí huyết ứ trệ máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết sẽ dồn tích lại dần dần làm tĩnh mạch căng phồng lên và mỏng đi (khi đi đại tiện đôi khi phân cọ sát vào tĩnh mạch làm vỡ tĩnh mạch gây nên hiện tượng đi ngoài ra máu), và đến khi sa xuống tạo thành búi trĩ.

Nếu chỉ phẫu thuật cắt búi trĩ thì mới chỉ giải quyết được phần ngọn và không sớm thì muộn, một thời gian sau bệnh trĩ sẽ lại tái phát.

Trong dân gian, có nhiều cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược dễ kiếm không qua phẫu thuật giúp điều trị tận gốc nguyên nhân của bệnh trĩ, nhờ đó, khi đã chữa khỏi thì bệnh sẽ không còn tái phát.

Bạn có thể tham khảo những cách điều trị bệnh trĩ dưới đây:

Chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý: 
hoa-thien-ly-chua-benh-tri
Hoa thiên lý
Lấy 100 g lá và 5 g muối ăn. Lá rửa sạch, giã với muối, thêm khoảng 30 ml nước rồi lọc qua vải màn, tẩm vào bông, đắp lên chỗ trĩ (đã rửa sạch bằng thuốc tím). Đóng khố để giữ bông này. Mỗi ngày làm như vậy 1-2 lần. Bài thuốc này cũng được dùng để chữa bệnh sa dạ con.

Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá: 
rau-diep-ca-chua-tri
Rau diếp cá

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ rau diếp cá rất đơn giản. Tuy nhiên, với bài thuốc này, người bệnh cũng cần phải có lòng kiên trì.

Hàng ngày, ăn sống rau diếp cá thật nhiều. Sau khi rửa sạch, nên ngâm diếp cá vào nước muối loãng khoảng 5 phút, sau đó đưa ra rổ, vẩy khô nước và ăn. Có thể ăn rau diếp cá thay các loại rau khác. Ăn càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, bạn có thể uống sinh tố diếp cá, nhưng nếu ăn sẽ tốt hơn vì nó còn có các chất xơ.

Cũng có thể nấu lá diếp cá với nước, dùng nước đó để xông, ngâm, rửa lúc nước còn hơi nóng. Bã diếp cá còn lại thì dịt vào hậu môn.

Với bài thuốc rất đơn giản này từ rau diếp cá, chỉ cần kiên trì, bệnh trĩ của bạn sẽ được chữa khỏi.

Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng:

la-bong-chua-tri
Lá bỏng

Trị chứng trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá sống đời đắp vào búi trĩ.

Trị chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

Chữa trĩ bằng đu đủ xanh: 

du-du-xanh-chua-tri
Quả đu đủ xanh
Cắt một trái đu đủ xanh điều quan trọng là đu đủ phải còn tươi và nhiều nhựa. Sau đó tối đến giờ đi ngủ thỉ bổ đôi quả đu đủ đó ra buộc úp 2 nửa quả đu đủ vào mỗi bên cẳng chân, cuống quay lên trên. Cứ để như vậy qua đêm. Mạch máu của búi trĩ sẽ co thắt lại như bôi thuốc co mạch trực tiếp. Làm như vậy cho đến khi thấy búi trĩ biến mất thì ngưng.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Bệnh Trĩ ở trẻ em cần điều trị thế nào?

Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, trên thực tế, ngồi bô quá 30 phút, táo bón hay cửa hậu môn không sạch,… là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.

Bệnh trĩ ở trẻ em

Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột.
tre-nho-cung-bi-benh-tri
Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trĩ
Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Trẻ bị bệnh trĩ nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng… 

Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi. 

Phòng ngừa ngay từ khi táo bón

  • Táo bón cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên trĩ ở trẻ em. Khi một đứa trẻ bị táo bón, người đó sẽ phải căng thẳng quá mức để cố gắng và đẩy ra phân cứng. Áp lực này làm cho các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn để trở thành trĩ sưng lên và bị kích thích do đó phát triển.
  • Để trẻ không bị táo bón, cha mẹ cần tập cho trẻ có thói quen đại tiện đúng giờ, kiên trì cho trẻ ngồi vào bô khoảng 10-15 phút. Sau vài tuần, trẻ sẽ có phản xạ. Đồng thời, chú ý tăng cường rau xanh trong bữa ăn của trẻ như rau cần, hẹ… kết hợp hoa quả (cam, bưởi, đặc biệt là chuối); uống nước đun sôi để ấm. 
  • Ngoài ra, có thể cho trẻ uống một chút nước mật ong vào sáng sớm, mỗi lần uống không ít hơn 60 ml và pha bằng nước sôi. 
  • Khi trẻ táo bón, bạn có thể xoa bụng cho trẻ để giúp nhuận tràng, bằng cách cho trẻ nằm ngửa trên giường rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái rồi xuống đến bụng dưới bên phải, cứ xoa, xoay, day, đẩy như vậy rồi lại tiến hành theo chiều tuần tự ngược lại. 

Không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1 – 2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị. 
dieu-tri-benh-tri-o-tre-nho
Điều trị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ

Điều trị bước đầu

Việc điều trị bệnh trĩ ở trẻ cần căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ để áp dụng phương pháp giữ gìn bảo dưỡng. Ở nhà, gia đình có thể áp dụng một trong cách sau để hạn chế tác hại của bệnh: 

- Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, tránh chỉ cho ăn một loại thức ăn; nên thường xuyên cho trẻ ăn các rau củ, hoa quả tươi ngon và mật ong, để tránh cho trẻ bị táo bón.
- Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ, tốt nhất một ngày đại tiện một lần. 
- Giữ gìn vệ sinh của hậu môn, nên rửa nước nóng sau khi đại tiện và trước khi đi ngủ hoặc dùng thuốc xông hơi bên ngoài như: thuốc xông hơi tổng hợp từ cây kinh giới, …để cải thiện được tuần hoàn máu ở cửa hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh.

Cha mẹ lưu ý, ở trẻ nhỏ thường hay gặp bệnh sa trực tràng có biểu hiện rất giống với bệnh trĩ, vì vậy khi trẻ có các biểu hiện như chảy máu, khối sa đỏ tươi, thì nên nghĩ đến bệnh sa trực tràng trước.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Cách xác định cấp độ của bệnh trĩ

Để hiểu về các mức độ, phân loại của bệnh trĩ, bệnh nhân có thể nhìn qua gương, khám bằng găng tay, lắng nghe cơ thể để hiểu được phần nào mức độ bệnh trĩ của mình.


Có 3 loại bệnh trĩ, gồm trĩ nội - trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp:

Trĩ nội
Đây là loại trĩ xuất phát ở bên trên đường lược, trong lòng ống hậu môn, có bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn. Trĩ này không có thần kinh cảm giác, bình thường không đau; thường gây ra diễn tiến và biến chứng như chảy máu, sa, nghẹt, viêm da quanh hậu môn.

Người mắc trĩ nội có dấu hiệu tiền sử chảy máu khi đại tiện; xuất hiện búi trĩ (mẩu thịt thừa) khi đại tiện cố rặn; bình thường không đau, không ngứa. Búi trĩ nội sa là một khối mềm, ấn xẹp, buông phồng. Màu sắc đỏ tươi, bề mặt ướt.

phan-loai-benh-tri
Trĩ tại hậu môn.

Trĩ ngoại
Xuất phát bên dưới đường lược, luôn luôn ở bên ngoài, ở rìa hậu môn, bờ hậu môn. Loại trĩ này có bề mặt là lớp biểu mô lát tầng, có thần kinh cảm giác. Bệnh nhân thường có diễn tiến và biến chứng như đau (do thuyên tắc), mẩu da thừa.

Người mắc trĩ ngoại có yiền sử như phụ nữ mang thai, sinh nở; người có công việc ngồi lâu, đứng nhiều. Hình dạng trĩ có búi phồng có màu đỏ sẫm, bề mặt khô, phủ bởi một lớp da ở bề mặt bên ngoài. Bệnh nhân sẽ dễ dàng nhìn thấy được, không thể đưa vào trong hậu môn được và không dễ bị chảy máu. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cảm giác cứng chắc và đau khi có huyết khối trong búi trĩ ngoại, các cục huyết khối là các nốt màu tím sẫm; có mẩu da thừa sau khi búi trĩ ngoại bị xơ hoá sau 10-14 ngày.

Trĩ hỗn hợp
Khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và phần trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp. Búi trĩ nội, khi đã sa tới độ 3, thường hiện diện dưới hình thái trĩ hỗn hợp.

Trĩ ngoại không phân độ, chỉ có trĩ nội phân độ. Một số bệnh nhân hiểu sai về trĩ nội và trĩ ngoại. Thực chất, bệnh trĩ ngoại không phân độ, chỉ có trĩ nội là phân độ.

Tuỳ theo diễn tiến, trĩ nội được phân thành bốn độ:

- Độ 1: mới hình thành, chảy máu là triệu chứng chính
- Độ 2: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu nhưng tự lên
- Độ 3: búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu, phải đẩy mới lên được
- Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài thường trực và có thể bị thắt nghẹt, dẫn đến hoại tử.

xac-dinh-cap-do-tri

Trĩ ngoại không phân độ, chỉ tăng kích thước và gây biến chứng.

Trĩ hỗn hợp dễ chia múi. Phân loại của trĩ hỗn hợp dựa trên số múi và kích thước mỗi múi. Ví dụ một múi, hai múi...

Đặc điểm búi trĩ gồm phần trên đỏ tươi và ướt, phần dưới đỏ sẫm và khô, giữa có rãnh tương ứng với đường lược. Trĩ hỗn hợp là biểu hiện của giai đoạn muộn của bệnh trĩ. Các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.

Một khi đã xác định được các triệu chứng, bệnh nhân sẽ dễ dàng truyền đạt tới các bác sĩ, dược sĩ. Việc mô tả càng chính xác, chi tiết, càng giúp việc chữa bệnh được hiệu quả. Thậm chí, nếu mô tả chính xác, quý vị có thể gọi điện và được tư vấn chẩn đoán bệnh.

Với mỗi một thể loại bệnh, mức độ bệnh khác nhau, phương pháp điều trị bệnh: dùng thuốc hay phẫu thuật sẽ được lựa chọn phù hợp. Đồng thời, liều dùng và cách dùng của thuốc điều trị cũng sẽ khác nhau. Biện pháp phòng tái phát sau khi khỏi bệnh cũng dựa trên tính chất của mỗi loại bệnh trĩ.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Wednesday, July 29, 2015

Bệnh trĩ độ 4 điều trị như thế nào để hiệu quả cao nhất

Trĩ ngoại độ 4 được xem là mức độ nặng nhất của bệnh trĩ ngoại. Người bệnh cần đến tại các cơ sở y tế để tìm phương hướng chữa trị, còn nếu chậm trễ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách chữa trị trĩ ngoại trong giai đoạn này chủ yếu là dùng phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh đang ở thời kỳ đầu của giai đoạn 4 cũng có thể áp dụng một số phương pháp thủ thuật như thắt hoặc đốt búi trĩ.

Trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng là hiện tượng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ của các mô xung quanh vùng hậu môn trực tràng. Triệu chứng chính của bệnh đó sa chảy máu mỗi khi đi đại tiện và sau búi trĩ.

Trĩ ngoại độ 4 nguyên nhân biểu hiện

Trĩ ngoại độ 4 gây ra bệnh ung thư trực tràng rất cao nếu không được chữa trị kịp thời

Trĩ ngoại do áp lực lớn gây ra ở hậu môn trực tràng từ đó làm các mạch máu dãn ra và gây ra hiện tượng sa búi trĩ. Một số nguyên nhân chính tạo áp lực lên trực tràng:

-Do hiện tượng táo bón mãn tính.
-Do phụ nữ sinh đẻ nhiều hoặc có thai
-Trĩ ngoại xuất hiện nhiều ở những người béo phì.
-Những người có tính chất công việc ngồi lâu hoặc đứng lâu một chỗ cũng có thể mắc bệnh trĩ.
-Những người ít vận động, ít thể dục thể thao, hoặc những người thường mang vác vật nặng cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ.
tri-do-4-la-giai-doan-benh-da-nang
Trĩ độ 4 là bệnh đã đến giai đoạn nặng

Biểu hiện chính của bệnh trĩ ngoại độ 4 đó là:

-Chảy nhiều máu mỗi khi đi đại tiện.
-Búi trĩ nằm dưới đường lược, to ra và tụt hẳn ra ở hậu môn gây ra vướng víu khó chịu cho người bệnh.

Trĩ ngoại độ 4 cách chữa trị và cách phòng tránh.

  • Cần đến ngay các trung tâm y tế để tiến hành phẫu thuật cắt trĩ ngoại độ 4
  • Như đã nói trên, khi bị bệnh trĩ ngoại độ 4, cách trị trĩ ngoại người bệnh cần đến tại các cơ sở chuyên khoa hậu môn trực tràng để thăm khám nhằm biết chính xác mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe của người bệnh như thế nào, sau đó các bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh
  • Hiện nay, phẫu thuật cắt trĩ đang áp dụng phương pháp mới nhất đó là phương pháp Longo, đây là phương pháp không đau, không gây mất máu và không gây biến chứng cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm với phương pháp chữa trị này.
  • Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh không có nghĩa là trĩ sẽ không tái phát. Mà ngược lại, trĩ hoàn toàn có thể gây tái phát cho người bệnh, nên hậu phẫu người bệnh cũng cần tái khám để nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình, thêm vào đó là cần có chế độ ăn uống cũng như ngủ nghỉ hợp lý.
  • Cần ăn thêm hoa quả, ăn thêm rau, cũng như các loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm có tính chất nhuận tràng để việc đi đại tiện dễ dàng hơn, ngăn chặn táo bón. Hạn chế những đồ ăn cay nóng, không nên uống các đồ uống có chất cafein cũng như đồ uống có cồn.
  • Vệ sinh sạch sẽ ở hậu môn bằng nước ấm, tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, không nên ngồi trong nhà vệ sinh lâu, nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.

Như vậy, trĩ ngoại độ 4 được xem như là mức độ nặng nhất của bệnh trĩ ngoại và hiện nay, cắt trĩ độ 4 bằng phương pháp longo là phương pháp hiệu quả, an toàn và uy tín nhất. Chính vì vậy, khi bị trĩ ngoại độ 4, người bệnh cần tìm cho mình một cơ sở y tế chuyên khoa hậu môn trực tràng tốt nhất để tiến hành làm phẫu thuật.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Chữa trị bệnh Trĩ cấp độ 2 hiệu quả

Trĩ là hiện tượng dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn. Đây là căn bệnh hậu môn trực tràng phổ biến nhất hiện nay.

Trên thực tế nếu có 10 người thì có tới 5 người mắc bệnh trĩ. Tuy không đe dọa đến tính mạng người bệnh nhưng nếu để bệnh phát triển nặng thì có thể gây tác động xấu đến sức khỏe tâm sinh lý cũng như ảnh hưởng đến chất lượng công việc của người bệnh.

Dựa vào đặc điểm của trĩ, bệnh được chia thành 2 loại đó là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ ngoại có biểu hiện đặc trưng đó là búi trĩ nằm dưới đường lược nên người bệnh hoàn toàn có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy búi trĩ. Dựa vào dấu hiệu bệnh mà trĩ ngoại được chia thành 4 giai đoạn. Trong đó, trĩ ngoại độ 2 đang là giai đoạn bệnh nhẹ, việc chữa trị còn đơn giản hơn.
bieu-hien-cua-tri-ngoai-do-2
Trĩ ngoại độ 2

Trĩ ngoại độ 2 biểu hiện như thế nào?

Trĩ được hình thành chủ yếu do áp lực lớn ở vùng hậu môn trực tràng. Nguyên nhân chính gây áp lực như:

-Táo bón kinh niên.
-Do béo phì
-Do mang bầu và đẻ con.
-Do ngồi hoặc đứng lâu một chỗ.
-Do thường xuyên mang vác vật nặng.
-Do ít vận động.

Biểu hiện của trĩ ngoại độ 2 đó là:

+Chảy máu mỗi khi đi đại tiện
+Búi trĩ đã bắt đầu sa xuống khi đi ngoài
+Ngứa ngáy hậu môn, đặc biệt là sau khi đi đại tiện.
+Búi trĩ thường nằm dưới đường lược nên có thể sờ và nhìn thấy được rõ búi trĩ.

Trĩ ngoại độ 2 chữa trị như thế nào?

So với trĩ nội thì việc chữa trị trĩ ngoại đơn giản hơn. Khi bị trĩ ngoại độ 2 người bệnh không cần lo lắng quá. Về cơ bản, cách trị trĩ ngoại độ 2 sẽ được chỉ định dùng thuốc uống và thuốc bôi .
Tuy nhiên, người bệnh cũng không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Tóm lại, muốn chữa trị bệnh trĩ ngoại, người bệnh cần đi thăm khám để biết chính xác tình trạng bệnh như thế nào, khi đó mới có phương pháp chữa trị hiệu quả.

Bên cạnh đó, nếu cần áp dụng chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt hợp lý giành cho người mắc bệnh trĩ. Cụ thể:
-Cần ăn nhiều chất xơ, ăn nhiều hoa quả, ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước. Hạn chế những đồ cay nóng, không nên uống các đồ uống có chất cafein hoặc chất cồn.
-Cần tập thể dục thể thao thường xuyên, không nên ngồi nhiêu một chỗ.
-Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện. Nên rửa sạch hậu môn bằng nước ấm thay vì dùng giấy lau.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Tuesday, July 21, 2015

Một số bài thuốc đơn giản chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt. Hãy tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản dưới đây để áp dụng chữa bệnh trĩ.

Một số bài thuốc chữa bệnh trĩ

tao-do-duong-phen-chua-benh-tri
Táo đỏ nấu đường phèn chữa bệnh trĩ

Táo đỏ nấu đường phèn
Thành phần: Táo đỏ 250g, đường phèn 60g.
Cách làm: Táo đỏ rửa sạch, sau đó cho vào nồi, để lửa vừa đảo đều, thêm nước và đường thẻ vào nấu thêm 10 phút thì được. Dùng trong ngày. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau.

Quả hồng nấu mộc nhĩ đen
Thành phần: Mộc nhĩ đen 3-6g, vài quả hồng khô.
Cách làm: Mộc nhĩ đen rửa sạch loại bỏ tạp chất, cùng quả hồng cho vào nước, dùng lửa nhỏ để nấu cho đến khi cạn còn 1 chén thì được. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng ra máu. Không dùng cho người ỉa chảy.
ca-tim-hap-chua-benh-tri
Cà tím hấp chữa bệnh trĩ

Cà tím hấp
Thành phần: Cà tím 100g, dầu ăn và các gia vị.
Cách làm: Cà tím rửa sạch, cắt làm đôi, thêm dầu và gia vị, dùng lửa lớn chưng cách thủy đến chín. Tác dụng làm giảm triệu chứng đau sưng và chảy máu ở người bệnh trĩ.

Canh thịt heo nấu hoa hòe
Thành phần: Hoa hòe 30g, thịt heo 100g.
Cách làm: Thịt heo rửa sạch xắt lát, sau đó cùng hoa hòe cho vào nồi thêm nước để nấu, nêm nếm gia vị. Thích hợp cho người bệnh trĩ nhẹ.

Nước rau kim châm nấu đường phèn
Thành phần: Rau kim châm 100g, đường phèn 100g.
Cách làm: Rau kim châm rửa sạch, thêm nước lượng vừa dùng lửa lớn để nấu, sau cùng cho đường phèn vào. Thích hợp cho người bệnh trĩ có triệu chứng sưng đau

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Những loại thực phẩm nào người bệnh trĩ nên ăn và không nên ăn

Trong quá trình chữa trị bệnh trĩ, tốt nhất nên kết hợp với chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp. Việc có chế độ ăn uống phù hợp rất có lợi trong quá trình điều trị trĩ, hạn chế sự phát triển của bệnh.

Bệnh trĩ nên ăn gì?

- Uống nhiều nước và tăng cương chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Điều này giúp phân mềm hơn, đại tiện dễ dàng hơn.
- Sử dụng những thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như: rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền, chuối, củ khoai lang.
- Thực phẩm có tính mát: Dưa chuột, mướp đắng, dưa hấu, củ sen, măng, rau diếp, rau muống, cà tím, mướp, thịt vịt...
loai-thuc-pham-tot-cho-benh-tri
Loại thực phẩm tốt cho bệnh trĩ

Một số thực phẩm khác có lợi cho người bệnh trĩ:

  • Đậu đỏ: sắc với cây bạch chỉ có thể chữa trị đựơc chứng đại tiện ra máu, sưng đau. Nếu nấu cùng gạo cũng có tác dụng tốt, làm mát, phòng được bệnh trĩ.
  • Mè đen: dùng lâu có tác dụng nhuận tràng, giảm được đại tiện ra máu.
  • Ruột già của lợn, dê: có tác dụng cầm máu, chống đau, tiêu hóa tốt.
  • Thịt rùa: có tác dụng tốt cho người bị trĩ đại tiện ra máu lâu, có công hiệu bổ máu.
  • Quả óc chó: có tác dụng nhuận tràng, giảm búi trĩ lòi ra ngoài, và hiện tượng đại tiện ra máu.
  • Măng: có nhiểu vitamin, tác dụng nhuận tràng.
  • Mật ong: cũng có tác dụng nhuận tràng, người mắc trĩ nên sử dụng.
  • Những thực phẩm mà người bị trĩ không nên ăn:

Những lọai thực phẩm người bệnh trĩ không nên ăn

ot-loai-thuc-pham-khong-nen-an
Thực phẩm người bệnh trĩ không nên ăn

- Ớt và hạt tiêu
- Gừng tươi: đây là loại gia vị thường xuyên được sử dụng tuy nhiên gừng có tính nóng vì vậy người bị trĩ không nên ăn.
- Mù tạt: còn được gọi là Brassica juncea, có tính cay, ấm
- Rượu: Dù là người mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại thì đều không nên sử dụng những loại đồ uống có cồn đặc biệt là những loại rượu mạnh.
- Thịt gà lôi: theo kinh nghiệm dân gian thì loại thịt này có rất nhiều chất béo vì vậy không nên ăn.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Saturday, July 18, 2015

Cây hẹ chữa táo bón

Theo y học cổ truyền, hẹ có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ, chỉ hãn. Hạt hẹ có vị cay tính ôn, có tác dụng bổ can thận, tráng dương, cố tinh. Ngoài ra, hẹ còn có tác dụng chữa lỵ rất hiệu quả.
cay-he-chua-tao-bon
Ảnh minh họa
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam: Cùng với hành, hẹ được dùng khá phổ biến trong đời sống. Theo y học cổ truyền, hẹ có vị cay, tính ôn, có tác dụng ôn trung, kiện vị, hành khí, tán ứ, chỉ hãn. Hạt hẹ có vị cay tính ôn, có tác dụng bổ can thận, tráng dương, cố tinh. Ngoài ra, hẹ còn có tác dụng chữa lỵ rất hiệu quả.

Với các chứng bệnh như bạn nêu, dân gian cũng dùng cây hẹ để chữa như sau: Chữa rôm sảy bằng cách lấy 60g rễ hẹ sắc nước uống. Với chứng sơn ăn lở loét, lấy lá hẹ giã nát đắp lên chỗ tổn thương. Nếu bị táo bón, dùng hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g, hoà nước sôi uống ngày 3 lần.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Biến chứng của bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến, các báo cáo ước tính 50% dân số trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ, gây nhiều phiền phức và có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm.
bien-chung-cua-benh-tri
Trĩ có thể gây mất máu, dần dần bệnh nhân suy kiệt hoặc có các biến chứng sau:
– Chảy máu nhiều lần và kéo dài gây thiếu máu.
– Sa trực tràng, trĩ nghẹt.
– Huyết khối búi trĩ, đôi khi huyết khối cả tĩnh mạch trĩ.
– Rối loạn chức năng cơ thắt (Cơ thắt yếu, không giữ được phân và hơi, co cơ thắt).
– Vỡ búi trĩ ngoại.
– Gây các bệnh thứ phát kèm theo như: Nứt kẽ hậu môn, viêm ngứa hậu môn – trực tràng, viêm hốc, gây áp xe, rò quanh hậu môn – trực tràng.
– Biến chứng nặng nề: Có thể gây huyết khối di chuyển lên mạc treo gây nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu,… Bệnh trĩ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng là nỗi ám ảnh thường ngày của rất nhiều người, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống. Vì vậy người bệnh nên tìm đến những phương pháp điều trị an toàn mà hiệu quả. Nhờ khoa học phát triển, kết hợp với các bài thuốc dân gian, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những sản phẩm thảo dược có thể hỗ trợ chữa dứt điểm trĩ ngoại, trĩ nội từ độ 3 trở xuống bằng đường uống mà có thể không cần phẫu thuật. Nổi bật là sản phẩm chứa các thảo dược quý như diếp cá, đương quy, nghệ, rutin và bào chế thành dạng viên tiện dùng.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Cách phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ rất phổ biến, các báo cáo ước tính 50% dân số trên 50 tuổi mắc bệnh trĩ, gây nhiều phiền phức và có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cách phân loại bệnh trĩ

Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
1. Trĩ nội: Bắt nguồn từ đám rối tĩnh mạch trĩ trên, ở phía trên đường lược (hay phía trên cơ thắt hậu môn). Trĩ nội được phân thành các mức độ sau:
– Trĩ nội độ 1: Các tĩnh mạch trĩ giãn nhẹ, đội niêm mạc lên, lồi vào thành trực tràng. Trĩ nội độ 1 chưa sa búi trĩ ra ngoài hậu môn.
–Trĩ nội độ 2: Các tĩnh mạch trĩ đã giãn nhiều hơn tạo thành các búi to, mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài cơ thắt hậu môn, nhưng sau đó tự co lại được.
– Trĩ nội độ 3: Búi trĩ to, sa ra ngoài nhiều, không tự co lên được mà phải tác động đẩy búi trĩ thì mới co vào được.
– Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to, sa ra ngoài thường trực, tác động đẩy búi trĩ thì cũng không co vào được và có thể bị thắt nghẹt dẫn đến hoại tử búi trĩ.
2. Trĩ ngoại:
Xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ dưới, chân búi trĩ nằm ở dưới đường lược (hay dưới cơ thắt hậu môn). Trĩ ngoại sẽ thường trực ở ngoài hậu môn và được che phủ bởi lớp da hậu môn.

3. Trĩ hỗn hợp: 
Tức là trên cùng một bệnh nhân xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại ở các mức độ sa búi trĩ khác nhau. Thông thường, khi diễn tiến lâu ngày, phần trĩ nội và trĩ ngoại sẽ liên kết với nhau tạo thành trĩ hỗn hợp.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Nỗi khổ của người mắc bệnh trĩ

Đau khổ như những ai bị bệnh trĩ, câu nói này nói lên nỗi khổ của người bị bệnh trĩ hành hạ với “đau, ngứa rát, chảy máu, sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn”. Nỗi ám ảnh này càng dày vò người bệnh nhiều khi mùa hè nóng nực đến gần.
noi-kho-cua-nguoi-benh-tri
Ảnh minh họa
Nỗi niềm mang tên “Bệnh trĩ”
Bệnh trĩ là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Như vậy trĩ có thể gặp ở bất cứ ai.

Bệnh thường biểu hiện qua các triệu chứng của bệnh gout như đau rát, chảy máu, sa búi trĩ và ngứa hậu môn. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ và gây khó chịu cho người bệnh là:
– Đại tiện ra máu đỏ tươi. Đây là triệu chứng sớm nhất và cũng là triệu chứng thường gặp. Lúc đầu chảy máu kín đáo, về sau máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà.
– Đau vùng hậu môn, cũng có thể không đau hoặc đau nhẹ. Đau nhiều khi có tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
– Sưng nề vùng hậu môn: Khi có đợt cấp hoặc khi trĩ sa ra ngoài, có thể búi trĩ sưng khá to.
– Rỉ nước và ngứa vùng hậu môn do viêm ống hậu môn.

Có một số nguyên nhân gây bệnh trĩ như: Tư thế làm việc đứng hoặc ngồi quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), bệnh có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch trĩ, bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong số đó, táo bón là tác nhân gây bệnh trĩ nhiều nhất và cũng mang lại nhiều phiền toái nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
noi-kho-cua-nguoi-benh-tri-khi-he-ve
nỗi thống khổ của người bệnh trĩ khi hè về
Nỗi thống khổ mắc trĩ khi hè về
Nói đến mùa hè là nóng bức, ra mồ hôi, cơ thể mệt mỏi. Với những người mắc trĩ, cái nóng sẽ làm tăng giãn mạch, đau rát khó chịu nhiều hơn khi ra mồ hôi, nhất là khi đã bị sa búi trĩ. Khi đó, búi trĩ có nguy cơ sưng to hơn và đau hơn. Với bệnh trĩ nặng kèm rỉ nước, mùa hè sẽ gây mùi hôi nhiều hơn và dễ gây viêm nhiễm búi trĩ.

Theo PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm: Mùa hè được đặc trưng bởi khí hậu oi bức, ngột ngạt. Sau một ngày làm việc, cơ thể mệt mỏi sinh ra chứng chán ăn, ăn uống qua loa, thất thường không đủ bữa. Điều này hay gặp ở phụ nữ và thường dẫn đến rối loạn đại tiện, táo bón rồi đến trĩ.
Còn cánh mày râu, sau ca làm việc thường rủ nhau đi làm 1 chầu bia “cho mát”, đi nhậu thường ăn các thức ăn cay nóng và thịt nhiều hơn rau. Do vậy tình huống hay gặp là: sau một bữa linh đình, về nhà các quý ông bị táo bón, đôi khi đi đại tiểu ra máu. Đó là triệu chứng đầu tiên của trĩ.

Những người làm việc văn phòng, vốn dĩ cơ thể đã ít vận động. Khi thời tiết nắng nóng, ngồi trong phòng có điều hòa mát mẻ, tâm lý rất ngại ra ngoài khiến bệnh trĩ càng có cơ hội ghé thăm. Tóm lại mùa hè nguy cơ mắc trĩ hoặc tái phát bệnh là rất cao nên mọi người không nên lơ là với nó.
Giải cứu nỗi ám ảnh bệnh trĩ mùa hè

Để thoát khỏi bệnh trĩ mùa hè, cần chọn cho mình một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý tăng cường vận động, tránh táo bón như ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích (rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu,…), thể thao đều đặn hàng ngày.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Thursday, July 16, 2015

Mẹo chữa bệnh trĩ đơn giản bằng mộng nhĩ

Không chỉ là một món ăn ngon mà mộc nhĩ còn có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là nó có khả năng chữa bệnh trĩ khá hiệu quả.

Chữa bệnh trĩ bằng mộc nhĩ

chua-tri-bang-mong-nhi
Mộng nhĩ là thực phẩm chữa được bệnh trĩ
Sử dụng mộc nhĩ đen làm thuốc chữa bệnh trĩ rất đơn giản mà hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng một cách thuận tiện ngay tại nhà, chủ yếu trong trường hợp bệnh trị với các biểu hiện bị lở loét, chảy nhiều máu.

Người bệnh có thể áp dụng bài thuốc với mộc nhĩ theo 2 cách để làm giảm các triệu chứng và cảm giác khó chịu như sau:
  •  Dùng mộc nhĩ nấu ăn ngày từ 1 – 2 lần, ăn đều trong nhiều ngày bệnh sẽ khỏi.
  •  Mộc nhĩ đen sao khô, tán bột. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 3g với nước ấm.
  •  100g mộc nhĩ rửa sạch, cắt nhỏ, 100g gạo. Dùng 2 thứ trên nấu thành cháo.
  •  Mộc nhĩ đen 30g, gạo 100g, đại táo 5 quả. Đem hỗn hợp trên nấu thành cháo.
Với mộc nhĩ bạn có thể áp dụng 3 cách thức trên để có được phương thuốc hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ một cách triệt để mà lại rất đơn giản.
                           Bài thuốc dân gian quý chữa bệnh trĩ

Một số thực phẩm giúp trị bệnh trĩ khác

Rau diếp cá
Theo Đông y rau diếp cá có tính hơi lạnh, thanh nhiệt cơ thể, lợi tiểu, sát trùng…rau diếp cá còn là một vị thuốc chữa bách bệnh.

Đơn giản, bạn có thể nấu lá diếp cá, khi nước còn nóng, ấm dùng để ngâm, rửa hay xông cho người bệnh. Dùng bã còn lại đấp lên chỗ búi trĩ cho bệnh nhân. Bệnh trĩ sẽ khỏi hẳn nếu người bệnh kiên trì dùng rau diếp cá đều đặn hàng ngày.

Hoặc bạn hãy giã nhỏ 50 gram diếp cá tươi, đồng thời bỏ muối vào nước pha loãng rồi rửa sạch vùng hậu môn. Kế đến, đắp diếp cá lên hậu môn, chỗ những búi trĩ bị sa rồi băng lại.

Mỗi ngày thực hiện 1 lần, thường xuyên và đều đặn để phương pháp này phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

Rau muống
rau-muong-chua-benh-tri
Ảnh minh họa
Đem đun rau muống cùng lá trầu lên lấy nước rồi ngâm trong vòng 15-30p, ít nhất 1 ngày 1 lần, ko thì 2 lần/ngày là rất tốt. Cục trĩ đó sẽ thu lên rất nhanh. Hiệu quả rất tốt

Hoặc lấy 100g rau muống nấu nhừ gạn lấy nước, cho 120g đường trắng, nấu lên thấy sánh như kẹo mạch nha lấy uống, ngày 2 lần, mỗi lần 100g.

Đu đủ
Đu đủ là một thực phẩm chức năng tuyệt vời để thêm vào chế độ ăn uống của bạn nếu bạn dễ bị bệnh trĩ cũng như để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme tiêu hóa protein, cũng như một số hợp chất hoạt động khác đã được chứng minh để giảm bớt táo bón. Papain là tập trung hơn trong đu đủ xanh chưa chín hơn trong đu đủ chín.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Những thực phẩm tốt cho người bệnh trĩ

Một chế độ ăn uống đúng đắn không chỉ giúp người bệnh trĩ chấm dứt hiện tượng đi ngoài nóng rát, mà còn giúp mau khỏi bệnh hơn.
Trĩ là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh hậu môn trực tràng, với tỷ lệ bệnh nhân chiếm khoảng 20-45% dân số. Bệnh do một số nguyên nhân như tư thế làm việc đứng quá lâu, rối loạn nhu động ruột (táo bón, ỉa chảy, mót rặn), có tính chất gia đình, có những bệnh phối hợp như tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như bệnh đường sinh dục, tiết niệu, hoặc những thay đổi nội tiết theo chu kỳ sinh dục của phụ nữ như mang thai, sinh đẻ hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, nguyên nhân thường gặp nhất là táo bón.

Do đó, khi người mắc bệnh trĩ có những điều chỉnh trong sinh hoạt, đặc biệt chế độ ăn uống, kiêng kỵ, các triệu chứng của bệnh trĩ sẽ giảm bớt và nhanh chóng khỏi bệnh hơn. Một số thực phẩm người bệnh trĩ nên bổ sung:

1. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất nhuận tràng rất có ích cho người bị trĩ. Chất xơ nằm nhiều trong các loại rau xanh như rau cải, xà lách, cải xoong, rau muống, rau đậu, hoa lơ trắng, hoa lơ xanh, rau cần, cà rốt, củ cải, cải cúc, ngải cứu... Trong đó, có thể kể đến các loại tốt cho người bệnh như rau mồng tơi, rau đay, mướp, rau lang, rau dền. Những loại rau này không chỉ có nhiều chất xơ mà còn có chất nhầy giúp nhuận tràng. Bệnh nhân cơ địa hay táo bón nên nấu canh các loại rau này để ăn hàng ngày.
chat-xo-rat-tot-cho-benh-nhan-tri

2. Hầu hết loại hoa quả đều tốt cho bệnh nhân trĩ hay táo bón như cam, quýt, bưởi, mận, roi, mẵng cầu, củ đậu, dâu tây, dưa hấu... Tuy nhiên, có một số loại quả vì độ ngọt quá cao mà bạn nên tránh như mít, xoài... hoặc các loại quả ướp muối ớt, tương ớt. Các loại quả này cung cấp vitamin nhưng gây nóng ruột, nóng trong, dễ táo bón.
nhung-loai-hoa-qua-la-thuc-pham-tot-cho-benh-nhan-tri

Một điểm chú ý, đó là nước ép hoa quả có hàm lượng chất xơ nhỏ hơn hoa quả “nguyên miếng” rất nhiều. Và nước rau thì không có chất xơ. Do đó, các bà mẹ hay cho con uống nước ép, nước rau thay vì ăn hoa quả, rau thật là điều chưa thật chính xác.

3. Ăn ngũ cốc nguyên hạt vì nó có chứa tất cả phần dinh dưỡng của hạt, cung cấp nhiều chất xơ, protein và các vi chất dinh dưỡng hơn so với ngũ cốc tinh chế (như khoai lang, khoai sọ, khoai tây, khoai môn, củ từ, củ sắn dây...). Vì vậy, thay thế cơm bằng một bát rau củ trên, có thể giúp bổ sung chất xơ mà vẫn cảm thấy no.

4. Bạn cần bồ sung thêm sữa chua vì nó cung cấp thêm các phế phẩm sinh học mang lại lợi ích cho tiêu hóa, các lợi khuẩn trong sữa chua giúp bộ máy tiêu hóa của bạn tốt hơn và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Các chế phẩm sinh học trong sữa chua cũng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh trĩ.
sua chua tot cho he tieu hoa
Đồng thời, bạn cần uống nhiều chất lỏng, uống nước hoặc chất lỏng khác thêm mỗi ngày. Chất lỏng có sẽ giúp phâm mềm, do đó việc đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Chất lỏng có thể có nguồn gốc từ sữa, nước, nước tinh khiết (nên uống ít nhất 8-10 cốc nước một ngày), trà thảo dược, nước dùng của món ăn. Các loại nước ép trái cây và nước ép rau quả chứa ít chất xơ hơn nhiều so với việc ăn các thực phẩm này.

Ngoài ra người bệnh cần tránh thức ăn có gia vị cay nóng như ớt và hạt tiêu, gừng tươi (có tính nóng), mù tạt (có tính cay, ấm), thịt gà lôi (có rất nhiều chất béo)... Người bệnh không nên sử dụng rượu, bia, nước uống có gas, đặc biệt là các loại rượu mạnh và hạn chế hoặc bỏ hẳn thuốc lá. Bạn cũng nên bớt lượng muối vì muối có thể gây kích ứng và làm cho ngứa tồi tệ hơn. Lượng muối thường có trong các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, dăm bông, thịt nguội…
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Mẹo chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc nam

Thuốc nam tính lành, mát, không gây nhiệt như thuốc tây, bạn có thể dùng các loại cây cỏ vườn nhà để chế thành thuốc chữa bệnh trĩ nội hay có thể mua chúng ở các tiệm thuốc nam với giá rất mềm. 
Đây được coi là phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà rất hiệu quả cho bạn.

Tùy theo từng loại trĩ mà có những bài thuốc khác nhau. Ở đây chúng tôi giới thiệu đến các bạn 3 bài thuốc nam chữa bệnh trĩ nội xuất huyết hay huyết ứ trệ dễ thực hiện mà rẻ tiền:

- Triệu chứng: đi ngoài xong máu ra từng giọt, đau, táo bón.
- Phương pháp chữa: lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết, khứ ứ.

Bài 1:
Nguyên liệu:
-Hoa hòe 16g
- Sinh địa 12g
- Kinh giới 12g
- Huyền Sâm 12g
- Trắc bá diệp 26g
- Cỏ nhọ nồi 16g
Cỏ nhọ nồi có tác dụng chữa trĩ
Thực hiện:
Kinh giới, hoa hòe, trắc bá diệp, nhọ nồi đem sao vàng. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào ấm cùng với sinh địa và huyền sâm sắc lấy nước uống hàng ngày cho đến khi thấy bệnh thuyên giảm.

Bài 2:
- Địa du 12g
- Kinh giới 12g
- Hoàng cầm 12g
- Sinh địa 12g
- Xích thược 12g
- Đương quy 12g
- Hoa hòe 12g
- Địa du 12g

Thực hiện:
Các nguyên liệu trên cho vào ấm đun lên lấy nước uống, có thể uống thay nước hàng ngày để có tác dụng nhanh. Nếu trĩ kết hợp táo bón có thể thêm 12g hạt vừng và 4g Đại hoàng vào để cải thiện tình trạng trên.

Bài 3:
Nguyên liệu:
- Bạch thược 12g
- Đào nhân 8g
- Hoa hòe 8g
- Sinh địa 12g
- Chỉ xác 8g
- Đương quy 8g
- Hồng hoa 8g
- Xuyên khung 12g
- Đại hoàng 4g
- Trắc bá diệp 4g
thuoc-nam-chua-benh-tri-noi
Thuốc nam chữa bệnh trĩ nội

Thực hiện:
Đun sôi với lượng nước thích hợp để uống hàng ngày.
Ngoài 3 bài thuốc nêu trên bạn có thể sử dụng bài châm cứu dưới đây kết hợp chữa bệnh có hiệu quả.

Châm cứu: Trường cường, Thứ liêu, Tiểu trường du, Đại trường du, Túc tam lý, Tam âm giao, Thừa sơn, Hơp cốc.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

Wednesday, July 15, 2015

Bài thuốc chữa bệnh trĩ đơn giản bằng hoa hòe và vỏ quả sấu

Bệnh trĩ, căn bệnh không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Những bài thuốc trị bệnh trĩ dễ tìm sau đây sẽ rất có ích cho nhiều người mắc căn bệnh này.

Các phương thuốc trị bệnh trĩ phổ biến

Tác dụng của các bài thuốc trị bệnh trĩ theo hình thức uống là giúp trị dứt các triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, hoặc có tác dụng điều trị dài lâu, giúp ngừa bệnh trĩ tái phát.

- Bài thuốc Hòe hoa tán gồm có: hoa hòe sao đen (10g), lá trắc bá sao đen (10g), chỉ xác sao (10g), và hoa kinh giới sao đen (10g). Tất cả đem rửa sạch, sau đó phơi sấy khô, tán nhuyễn và rây lấy bột mịn, rồi cho vào lọ và bảo quản sạch sẽ. Nên chia thành từng gói nhỏ với trọng lượng mỗi gói 10g, ngày uống 2 lần, mỗi lần một gói. Uống với nước đun sôi để nguội trước bữa ăn 30 phút hoặc có thể dùng khẩn cấp nếu búi trĩ đang chảy máu.

- Bài thuốc Tứ sinh thang bao gồm: lá sen tươi, lá trắc bá tươi, lá ngãi cứu tươi và sinh địa hoàng tươi. Tất cả cũng chia theo lượng bằng nhau trong khoảng từ 30 đến 40g mỗi vị. Đem đi rửa sạch rồi giã nát và vắt lấy nước để uống hoặc có thể làm thành thang sắc uống. Bệnh nhân uống trước bữa ăn từ 30 đến 60 phút.

hao-hoe-chua-benh-tri-rat-de-tim
Hoa hòe chữa bệnh trĩ nếu búi trĩ đang chảy máu

Bài thuốc trị bệnh trĩ đã trở nặng

chua-tri-o-giai-doan-nang-bang-vo-sau
Ảnh minh họa
- Nếu bệnh trĩ có ra máu: hãy lấy vỏ quả ấu sấy khô đem đốt tồn tính sau đó tán bột mịn rồi bạn trộn đều lên với một ít dầu mè để bôi lên vị trí trĩ theo liều lượng mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.

- Trường hợp trĩ ra máu quá nhiều thì cần thêm: Vỏ quả ấu 60g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hoè (sao) 8g, cỏ mực 8g, gương sen (sao) 8g, tất cả đem sắc với khoảng 750ml nước, đến khi chỉ còn lại 300ml thì chia thành 2 lần uống trước mỗi bữa ăn.

Trên đây là một số bài thuốc trị bệnh trĩ với các dược phẩm thiên nhiên khá phổ biến ở khắp cả nước ta. Người bệnh có thể tham khảo để tự tìm ra bài thuốc và thậm chí kết hợp nhiều cách thức để đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng  liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội


Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.