Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
"Lỗi hẹn"Với những người "đầu xuôi đuôi lọt" thì chuyện vệ sinh hàng ngày cứ đến hẹn lại… ra. Còn những người đầu xuôi nhưng đuôi "ậm ạch" sẽ rơi vào cảnh mặt đỏ tía tai trong toilet.
Ở người trẻ, mạch máu còn dẻo dai, độ co dãn còn tốt nên chuyện khó khăn khi "xuất hàng" được cải thiện nhanh chóng nếu thay đổi lối sống, sinh hoạt, cách ăn uống. Nhưng với người từ tuổi trung niên trở lên, bệnh sẽ ngày càng nặng do mạch máu không còn độ vững chắc, lại còn bị căng kéo, chà xát mỗi khi đến hẹn xuất "hàng".
Độ cứng chắc của "hàng hóa" tỷ lệ thuận với tình trạng bệnh. Được gọi là bệnh táo bón khi những trục trặc đầu ra kéo dài tới ba tháng. Nếu không điều trị, mạch máu phình to sẽ thành búi trĩ.
Có nhiều loại trĩ, trĩ nội nằm trong trực tràng, trĩ ngoại nằm ngoài và trĩ hỗn hợp bao gồm cả nội lẫn ngoại. Khi có trĩ, đương sự sẽ thấy ngồi không được, đứng không xong, đi càng đau. Nặng hơn là kèm theo máu.
Do bệnh nằm ở vùng khó nói, lại có vẻ mất vệ sinh khi đề cập nên cho đến nay vẫn chưa có điều tra dịch tễ về bệnh này. Nhưng với cách ăn uống, nhịp độ sống, làm việc hiện nay thì nạn nhân của táo bón và trĩ chắc chắn là con số không nhỏ.
Xấu hổ, e ngại và giấu bệnh là tâm lý chung của bệnh nhân trĩ |
Đối phó
Thông thường, ai cũng coi thường táo bón vì không phải gặp thường xuyên và dễ chữa, chỉ cần ăn thêm rau, uống thêm nước là giải tỏa "ách tắc giao thông". Song, ít ai ngờ táo bón là quân tiên phong tạo điều kiện cho trĩ định cư dài hạn.
Sự kết hợp giữa "cặp đôi hoàn hảo" táo bón - trĩ sẽ làm cho đương sự luôn ở trong tâm trạng lo âu, căng thẳng và nếu không chữa trị bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, xuất huyết nhiều và không dứt. Điều khiến bệnh có điều kiện làm mưa làm gió là khi đối mặt với bệnh trĩ, cả nam lẫn nữ đều có tâm lý ngại khám bệnh.
Cũng có người sợ đến bác sĩ sẽ bị cắt, rạch nên tìm đến những nơi quảng cáo chữa trĩ: "ba ngày rụng, ít đau", chỉ cần bôi thuốc là… rụng. Phước chủ may thầy, gặp thầy giỏi, có bài thuốc hay thì hết bệnh, nhưng nếu gặp lang băm thì cầm chắc nhiễm trùng nặng, điều trị càng khó khăn.
BS Dương Phước Hưng - BV Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: một ngày phòng khám của BV nhận trên 100 ca, có đến trên 50% là bệnh nặng phải phẫu thuật. Trong số này, có những người đã đi chữa bên ngoài, bôi thuốc cho rụng, trĩ rụng để lại sẹo làm bít hậu môn. Cũng có người viêm loét hậu môn do nhiễm trùng. Các ca này điều trị rất khó khăn.
Trong điều trị, trĩ được chia ra làm bốn mức độ tùy vị trí
Độ 1: Trĩ còn nằm bên trong nhưng chảy máu khi đại tiện.
Độ 2: Trĩ đã xuất hiện mỗi khi "hẹn hò" nhưng xong việc thì chui trở vào trong.
Độ 3: Trĩ thòi ra và đương sự phải dùng tay đẩy lên mới vào.
Độ 4: Trĩ nằm hẳn bên ngoài.
Bệnh trĩ cũng như những bệnh khác, càng điều trị sớm thì quá trình điều trị càng nhẹ nhàng, ít tốn kém. Cụ thể, ở độ 1 và độ 2, chỉ cần uống thuốc là tình hình "yên tĩnh" ngay, nhưng độ 3, độ 4 và trĩ hỗn hợp phải phẫu thuật. Theo BS Dương Phước Hưng thì phẫu thuật là cách điều trị trĩ triệt để, tỷ lệ tái phát 2 - 3%.
Y… hẹn
Táo bón và trĩ không chỉ gây bất tiện cho đời sống mà còn tỷ lệ thuận với các bệnh ung thư trên trục tiêu hóa. Vì thế, cách tốt nhất là phòng trĩ từ xa, ngay từ tuổi thanh xuân. Muốn vậy, cần "cấm cửa" anh chàng táo bón. Cần ăn nhiều loại rau, củ có tính nhuận tràng, chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan như: đậu bắp, mướp, mồng tơi, rau đay, giá, đậu, khoai…
Các loại trái cây như: đu đủ, thanh long, chuối… cũng giúp cho ruột năng động hơn, chuyển động nhanh hơn. Sữa chua dùng sau bữa ăn điểm tâm có giá trị không thua kém thuốc nhuận trường, giúp hoạt động của ruột trơn nhuận.
BS Dương Phước Hưng hướng dẫn: Khi đã bị trĩ, không ăn các loại gia vị ớt, tiêu, gừng, uống bia rượu… vì bệnh sẽ nặng hơn. Cần uống nước đầy đủ, không ngồi hoặc đứng lâu.
Thông thường, ai cũng coi thường táo bón vì không phải gặp thường xuyên và dễ chữa, chỉ cần ăn thêm rau, uống thêm nước là giải tỏa "ách tắc giao thông". Song, ít ai ngờ táo bón là quân tiên phong tạo điều kiện cho trĩ định cư dài hạn.
Sự kết hợp giữa "cặp đôi hoàn hảo" táo bón - trĩ sẽ làm cho đương sự luôn ở trong tâm trạng lo âu, căng thẳng và nếu không chữa trị bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, xuất huyết nhiều và không dứt. Điều khiến bệnh có điều kiện làm mưa làm gió là khi đối mặt với bệnh trĩ, cả nam lẫn nữ đều có tâm lý ngại khám bệnh.
Cũng có người sợ đến bác sĩ sẽ bị cắt, rạch nên tìm đến những nơi quảng cáo chữa trĩ: "ba ngày rụng, ít đau", chỉ cần bôi thuốc là… rụng. Phước chủ may thầy, gặp thầy giỏi, có bài thuốc hay thì hết bệnh, nhưng nếu gặp lang băm thì cầm chắc nhiễm trùng nặng, điều trị càng khó khăn.
BS Dương Phước Hưng - BV Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: một ngày phòng khám của BV nhận trên 100 ca, có đến trên 50% là bệnh nặng phải phẫu thuật. Trong số này, có những người đã đi chữa bên ngoài, bôi thuốc cho rụng, trĩ rụng để lại sẹo làm bít hậu môn. Cũng có người viêm loét hậu môn do nhiễm trùng. Các ca này điều trị rất khó khăn.
Trong điều trị, trĩ được chia ra làm bốn mức độ tùy vị trí
Độ 1: Trĩ còn nằm bên trong nhưng chảy máu khi đại tiện.
Độ 2: Trĩ đã xuất hiện mỗi khi "hẹn hò" nhưng xong việc thì chui trở vào trong.
Độ 3: Trĩ thòi ra và đương sự phải dùng tay đẩy lên mới vào.
Độ 4: Trĩ nằm hẳn bên ngoài.
Bệnh trĩ cũng như những bệnh khác, càng điều trị sớm thì quá trình điều trị càng nhẹ nhàng, ít tốn kém. Cụ thể, ở độ 1 và độ 2, chỉ cần uống thuốc là tình hình "yên tĩnh" ngay, nhưng độ 3, độ 4 và trĩ hỗn hợp phải phẫu thuật. Theo BS Dương Phước Hưng thì phẫu thuật là cách điều trị trĩ triệt để, tỷ lệ tái phát 2 - 3%.
Y… hẹn
Táo bón và trĩ không chỉ gây bất tiện cho đời sống mà còn tỷ lệ thuận với các bệnh ung thư trên trục tiêu hóa. Vì thế, cách tốt nhất là phòng trĩ từ xa, ngay từ tuổi thanh xuân. Muốn vậy, cần "cấm cửa" anh chàng táo bón. Cần ăn nhiều loại rau, củ có tính nhuận tràng, chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan như: đậu bắp, mướp, mồng tơi, rau đay, giá, đậu, khoai…
Các loại trái cây như: đu đủ, thanh long, chuối… cũng giúp cho ruột năng động hơn, chuyển động nhanh hơn. Sữa chua dùng sau bữa ăn điểm tâm có giá trị không thua kém thuốc nhuận trường, giúp hoạt động của ruột trơn nhuận.
BS Dương Phước Hưng hướng dẫn: Khi đã bị trĩ, không ăn các loại gia vị ớt, tiêu, gừng, uống bia rượu… vì bệnh sẽ nặng hơn. Cần uống nước đầy đủ, không ngồi hoặc đứng lâu.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN
Điện thoại: 0987.404.608
Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
No comments:
Post a Comment