Wednesday, December 9, 2015

Tìm hiểu về bệnh trĩ ngoại.

Bệnh trĩ được chia thành ba loại là: trĩ ngoại, trĩ nội, trĩ hỗn hợp và có phương pháp điều trị khác nhau. Vậy bệnh trĩ ngoại có đặc điểm gì?

Bệnh trĩ ngoại là gì ?

Trĩ ngoại, là hiện tượng các phần da quanh vùng viền hậu môn bị viêm nhiễm, sưng tấy làm cho các tĩnh mạch quanh hậu môn căng lên. Do đó làm cho sự tăng sinh của các mô liên kết diễn ra hoặc tụ máu gây nên. Trĩ ngoại được phủ bởi một lớp da ở bề mặt ở bên ngoài, có thể dễ dàng nhìn thấy được bằng mắt thường, vùng bị trĩ ngoại không thể đưa vào trong hậu môn và không dễ bị chảy máu.
Khi bị trĩ ngoại, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu, đau đớn, như có vật lạ ở hậu môn. 

nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại.

Đường ruột: Nguyên nhân thường gặp nhất là đường ruột không tốt dẫn đến khi đi đại tiện phân khô, táo bón, phải rặn nhiều,… gây nứt cãng tĩnh mạch vùng quanh hậu môn, sau đó có thể do các mô liên kết trĩ hoặc tụ máu mà thành
Ăn uống: Thói quen ăn uống cũng là một phần gây nên bệnh trĩ ngoại, các thức ăn quá béo, các đồ kích thích, đặc biệt là đồ cay, ớt rất dễ gây bệnh trĩ. Nếu bạn ăn đồ cay mà đi vệ sinh có cảm giác hơi rát, khó chịu ở vùng quanh hậu môn thì hãy cẩn thận, giảm bớt lượng ăn cay của mình đi vì rất có thể bạn sắp bị trĩ.
Thói quen sinh hoạt: Nhiều khi do yêu cầu công việc bạn phải đứng quá lâu, hoặc ngồi quá lâu, hoặc đi lại nhiều cũng rất có thể gây ra bệnh trĩ. Tại sao lại vậy? Do hậu môn là vùng nằm giữa 2 chân, rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tư thế sinh hoạt của con người, nếu ở quá lâu trong một tư thế, cơ vùng hậu môn sẽ bị ép gây tác động đến các tĩnh mạch quanh vùng hậu môn.
Mang thai, sau mang thai: Khi mang thai, áp lực từ bụng xuống vùng dưới rất cao, rất dễ gây bệnh trĩ. Sau mang thai vùng hậu môn và cơ quan sinh dục phụ nữ rất dễ bị tổn thương, nếu không chăm sóc cẩn thận rất dễ bị bệnh trĩ khi mang thai.
Các nguyên nhân khác: Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây bệnh trĩ ngoại như: huyết áp cao tác động lên các tĩnh mạch vùng hậu môn, xơ gan, xơ động mạch, một số bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng và đường ruột cũng rất có thể gây ra bệnh trĩ.

Các thời kỳ bệnh trĩ ngoại.


Bệnh trĩ ngoại được chia làm 4 thời kỳ như sau:

Trĩ lòi ra ngoài: đây là thời kỳ trĩ ngoại mới hình thành, bạn sẽ có cảm giác hơi hơi có vật lạ ở ngoài vùng hậu môn, nếu tinh ý và phát hiện sớm ở thời kỳ này sẽ dễ dàng điều trị hơn rất nhiều.
Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo: đến thời kỳ này bệnh trĩ ngoại đã phát triển hơn, cảm giác có vật lạ cũng ngày càng rõ ràng hơn nhưng chưa có cảm giác khó chịu. Nếu bạn đang ở thời kỳ này vàđang đọc bài viết bài này thì chúc mừng bạn, bạn đã tiết kiệm được kha khá tiền điều trị bệnh trĩ ngoại. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm chữa trĩ hiệu quả theo chỉ dẫn của bác sĩ ngay từ giai đoạn này.

Trĩ bị tắc, đau, chảy máu trĩ: đến thời kỳ này, bệnh trĩ ngoại đã gây đau, bắt đầu chảy máu vì bị cọ xát khi đi đại tiện. Nếu liên tục bị hiện tượng chảy máu khi đi đại tiện, bạn phải đến gặp bác sỹ ngay để có phương pháp chữa trị phù hợp. Tuy nhiên, giai đoạn này vẫn có thể dùng các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị trĩ mà có thể không cần phẫu thuật.

Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau: thời kỳ cuối cùng, nói chung cái gì nhiễm trùng đều rất nguy hiểm. Bạn nên đến ngay cơ ở khám bệnh trĩ gần nhất để được tư vấn phù hợp. Thời kỳ này bạn vẫn có thể dùng các loại sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh trĩ phù hợp, tuy nhiên có thể sẽ phải phẫu thuật.
Cách phòng tránh và chữa bệnh trĩ ngoại.

uống nhiều nước

Phòng tránh bệnh trĩ ngoại.

Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, nếu khó tiêu, đi đại tiện phân rắn cố gắng chia ra đi đại tiện ít nhất 2 lần 1 ngày để giảm áp lực cho các tĩnh mạch quanh hậu môn
Tránh ăn uống các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Tránh ăn các đồ ăn cay, đặc biệt là ớt, nếu bạn thích ăn ớt tươi thì xin chia buồn, bạn phải từ bỏ món khoái khẩu của mình nếu không muốn bị trĩ nặng hơn.

Uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để dễ tiêu hóa, phân mềm hơn.
Tập thể dục thể thao hàng ngày.
Nếu công việc phải ngồi, đứng, đi lại nhiều thì cố gắng thay đổi tư thế sau khoảng 30 – 45 phút, có thể tập một vài động tác thể dục nhỏ.

Ngâm nước ấm để vệ sinh và lưu thông máu tốt vùng quanh hậu môn, 2-3 lần/ ngày, mỗi lần 15 đến 20 phút.Trĩ ngoại và trĩ nói chung đều gây ra những bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh. Cách tốt nhất để không phải chịu đau đớn do trĩ là không để chúng xảy ra. Hãy phòng tránh bệnh trĩ bằng cách xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hoạt động, tập luyện thể thao điều độ để đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

No comments:

Post a Comment