Câu hỏi: Thưa bác sĩ, hôm trước tôi xem trên VTV2, có một chương trình nói về bệnh trĩ. Tôi đã có tuổi, gần đây sức khỏe yếu, cũng ít vận động hơn. Xin hỏi làm sao để phòng ngừa bệnh trĩ ở người cao tuổi ?
Trả lời:
Vâng, xin chào bác! Đúng là bệnh trĩ không loại trừ một ai, từ trẻ em, người trung niên, tới người cao tuổi. Phụ nữ có bầu cho đến người làm việc văn phòng đều có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
Ảnh minh họa |
Đầu
tiên xin được khẳng định với bác rằng bệnh trĩ tuy không nguy hiểm đến
tính mạng nhưng gây khó chịu cho bệnh nhân. Và bệnh trĩ có thể phòng
tránh được thông qua việc điều chỉnh thói quen ăn uống, vận động, tập
thể dục đúng cách.
Điều chỉnh chế độ ăn uống.
Đầu tiên là phải ăn uống điều độ, đúng giờ giấc, bữa sáng là từ 6 – 7h, bữa trưa là từ 11 – 11h30 và bữa chiều là 5h30 – 6h30. Không nên ăn no quá cũng không nên để quá đói. Thực hiện đúng điều này sẽ giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động bình thường, đúng nhịp sinh học, có hiệu quả, nhất là đối với người già.
Thứ hai là bữa ăn cần phải đảm bào đủ lượng, có chất (đủ cả tinh bột, đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất). Tuy nhiên thức ăn phải dễ tiêu, nhiều chất xơ (có nhiều trong rau, củ, quả). Nên uống nhiều nước, sử dụng nhiều thực phẩm có tính nhuận tràng như: vừng, đậu đen, đậu tương, mộc nhĩ… Nhưng cũng không nên quá lạm dụng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Mỗi tuần nên ăn vài bữa cơm muối vừng, gạo lứt… đây là một cách hữu hiệu để phòng tránh táo bón – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.
Giữ gin vệ sinh ăn uống, phòng tránh tốt các bệnh kiết lỵ, viêm ruột do nấm hoặc do vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa. Các chứng này khiến đi ngoài khó, hoặc đi ngoài quá nhiều lần trong ngày, khiến tăng áp lực lên ổ bụng, hậu môn – trực tràng. Không nên sử dụng nhiều đồ cay nóng như: ớt, tiêu, bia, rượu, hoặc sử dụng nhiều thực phẩm có tính hàn (lạnh) như cua, ốc, thịt trâu, dưa hấu.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Người có tuổi xương khớp hay đau, ngại vận động. Tuy nhiên các bác không nên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Ngồi xổm lâu có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ.
Nên tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, vận động tại chỗ.
Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, mỗi ngày một lần. Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn hàng ngày, nhất là sau khi đi ngoài.
Điều chỉnh chế độ ăn uống.
Đầu tiên là phải ăn uống điều độ, đúng giờ giấc, bữa sáng là từ 6 – 7h, bữa trưa là từ 11 – 11h30 và bữa chiều là 5h30 – 6h30. Không nên ăn no quá cũng không nên để quá đói. Thực hiện đúng điều này sẽ giúp cơ quan tiêu hóa hoạt động bình thường, đúng nhịp sinh học, có hiệu quả, nhất là đối với người già.
Thứ hai là bữa ăn cần phải đảm bào đủ lượng, có chất (đủ cả tinh bột, đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất). Tuy nhiên thức ăn phải dễ tiêu, nhiều chất xơ (có nhiều trong rau, củ, quả). Nên uống nhiều nước, sử dụng nhiều thực phẩm có tính nhuận tràng như: vừng, đậu đen, đậu tương, mộc nhĩ… Nhưng cũng không nên quá lạm dụng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Mỗi tuần nên ăn vài bữa cơm muối vừng, gạo lứt… đây là một cách hữu hiệu để phòng tránh táo bón – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ.
Giữ gin vệ sinh ăn uống, phòng tránh tốt các bệnh kiết lỵ, viêm ruột do nấm hoặc do vi khuẩn, rối loạn tiêu hóa. Các chứng này khiến đi ngoài khó, hoặc đi ngoài quá nhiều lần trong ngày, khiến tăng áp lực lên ổ bụng, hậu môn – trực tràng. Không nên sử dụng nhiều đồ cay nóng như: ớt, tiêu, bia, rượu, hoặc sử dụng nhiều thực phẩm có tính hàn (lạnh) như cua, ốc, thịt trâu, dưa hấu.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Người có tuổi xương khớp hay đau, ngại vận động. Tuy nhiên các bác không nên đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. Ngồi xổm lâu có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm ứ máu tại các tĩnh mạch trĩ.
Nên tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, đạp xe, vận động tại chỗ.
Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, mỗi ngày một lần. Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn hàng ngày, nhất là sau khi đi ngoài.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN
Điện thoại: 0936 031 546 | 0975 604 956
Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
Chú ý: Nội dung trên website này chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.
No comments:
Post a Comment