Sau một tuần tự tìm thuốc về đắp, ông D.D.C. (60 tuổi, Bình Phước) phải đến bệnh viện (BV) trong tình trạng đau vùng hậu môn dữ dội, sốt cao, búi trĩ sưng hoại tử, tổn thương lở loét, rỉ máu. Tự điều trị trĩ, bệnh của ông C. từ nhẹ đã biến thành nặng.
Bệnh một đằng, chữa một nẻo
Ông C. kể, khi thấy đi đại tiện ra máu, nghĩ mình bị bệnh trĩ nên ông tự tìm các loại lá theo bài thuốc “gia truyền”. Bài thuốc gồm có: lá trầu không, lá mỏ quạ, lông cây cẩu tích, đường phèn, đem tất cả giã nát rồi đắp vào vết thương. Khi mới đắp, ông có cảm giác không còn nóng rát và chảy máu hậu môn. Nhưng chỉ sau vài ngày, vết thương trở nên đau rát kèm triệu chứng sốt, nên người nhà đã đưa ông đến BV.
BS Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền BV ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, bài thuốc được gọi là “gia truyền” trên được nhiều bệnh nhân khác dùng để chữa trĩ. Lá trầu có tác dụng kháng sinh; lá mỏ quạ chữa vết thương phần mềm; lông cây cẩu tích có tác dụng cầm máu các vết thương, vết đứt tay, đứt chân. Các vật liệu này có thể giảm triệu chứng bệnh trĩ nhưng không thể làm dứt bệnh.
ThS-BS Trần Anh Trứ - Khoa Hậu môn - trực tràng, BV An Sinh cho biết, khi thấy chảy máu, đau rát, ngứa hậu môn, thay vì đến BV khám để biết nguyên nhân, nhiều người cứ nghĩ các triệu chứng này là do bị bệnh trĩ, rồi tự tìm các loại lá đắp lên vết thương hoặc đến các thầy lang mua “thuốc bôi rụng trĩ”, từ đó gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
Theo BS Dương Phước Hưng - Trưởng khoa Ngoại I, Trưởng phân khoa Hậu môn - trực tràng, BV Đại học Y Dược TP.HCM, mỗi ngày có hơn 100 người đến khám tại khoa, trong đó khoảng 50 người đến để trị bệnh trĩ. Khi mắc bệnh trĩ (dù không biết nặng hay nhẹ), đa số bệnh nhân đều tự ý điều trị bằng cách tìm thuốc về đắp, chỉ khi nào bệnh rất nặng thì mới đến BV. Tại khoa, số bệnh nhân đến điều trị do biến chứng từ đắp lá thuốc hay chích xơ trĩ theo kiểu gia truyền rất thường gặp, trung bình hai ca/tuần. Biến chứng thường gặp là hoại tử chỗ bôi, từ đó làm nhiễm trùng lan rộng hoặc khi lành sẽ tạo ra sẹo co rút gây hẹp hậu môn. Một số trường hợp biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết, hoại tử cả vùng chậu và tầng sinh môn.
Ông C. kể, khi thấy đi đại tiện ra máu, nghĩ mình bị bệnh trĩ nên ông tự tìm các loại lá theo bài thuốc “gia truyền”. Bài thuốc gồm có: lá trầu không, lá mỏ quạ, lông cây cẩu tích, đường phèn, đem tất cả giã nát rồi đắp vào vết thương. Khi mới đắp, ông có cảm giác không còn nóng rát và chảy máu hậu môn. Nhưng chỉ sau vài ngày, vết thương trở nên đau rát kèm triệu chứng sốt, nên người nhà đã đưa ông đến BV.
BS Huỳnh Tấn Vũ - Khoa Y học cổ truyền BV ĐH Y Dược TP.HCM cho biết, bài thuốc được gọi là “gia truyền” trên được nhiều bệnh nhân khác dùng để chữa trĩ. Lá trầu có tác dụng kháng sinh; lá mỏ quạ chữa vết thương phần mềm; lông cây cẩu tích có tác dụng cầm máu các vết thương, vết đứt tay, đứt chân. Các vật liệu này có thể giảm triệu chứng bệnh trĩ nhưng không thể làm dứt bệnh.
ThS-BS Trần Anh Trứ - Khoa Hậu môn - trực tràng, BV An Sinh cho biết, khi thấy chảy máu, đau rát, ngứa hậu môn, thay vì đến BV khám để biết nguyên nhân, nhiều người cứ nghĩ các triệu chứng này là do bị bệnh trĩ, rồi tự tìm các loại lá đắp lên vết thương hoặc đến các thầy lang mua “thuốc bôi rụng trĩ”, từ đó gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
Theo BS Dương Phước Hưng - Trưởng khoa Ngoại I, Trưởng phân khoa Hậu môn - trực tràng, BV Đại học Y Dược TP.HCM, mỗi ngày có hơn 100 người đến khám tại khoa, trong đó khoảng 50 người đến để trị bệnh trĩ. Khi mắc bệnh trĩ (dù không biết nặng hay nhẹ), đa số bệnh nhân đều tự ý điều trị bằng cách tìm thuốc về đắp, chỉ khi nào bệnh rất nặng thì mới đến BV. Tại khoa, số bệnh nhân đến điều trị do biến chứng từ đắp lá thuốc hay chích xơ trĩ theo kiểu gia truyền rất thường gặp, trung bình hai ca/tuần. Biến chứng thường gặp là hoại tử chỗ bôi, từ đó làm nhiễm trùng lan rộng hoặc khi lành sẽ tạo ra sẹo co rút gây hẹp hậu môn. Một số trường hợp biến chứng nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết, hoại tử cả vùng chậu và tầng sinh môn.
Tự chữa trĩ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm |
Cắt trĩ không đau là lừa gạt người bệnh
Chị H.T.T.K. (huyện Bình Chánh, TP.HCM) tự đến khám và cắt trĩ tại một phòng khám tại Q.Bình Tân. Sau khi vết cắt lành, chị không đi đại tiện được và phải nhịn ăn trong nhiều ngày. Tại BV ĐH Y Dược TP.HCM, bác sĩ cho biết, chị bị hẹp hậu môn do những sai sót trong điều trị các bệnh ở hậu môn - trực tràng. Cụ thể, chị chỉ mới bị trĩ ở độ I, có thể điều trị bằng cách ăn uống, giữ vệ sinh hoặc dùng thuốc, nhưng bác sĩ lại tiến hành cắt trĩ. Chị đã bị cắt mô không phù hợp gây hẹp hậu môn.
Để thu hút người bệnh, các phòng khám tư thường quảng cáo rầm rộ các phương pháp phẫu thuật trĩ không đau, không chảy máu, không tái phát... Khi chúng tôi vừa bước chân vào phòng khám đa khoa quốc tế Trung Nam (Q.11), ba cô nhân viên ở bàn lễ tân thi nhau quảng cáo: “Ở đây có phẫu thuật cắt trĩ không đau, không chảy máu bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu Leep của Hàn Quốc…”. Trên website phòng khám Apollo (Q.1) có một logo rất bắt mắt với góc bên trái là tấm hình người đàn ông mặt mày nhăn nhó ngồi trên cây xương rồng, góc bên phải là người đàn ông với nét mặt hớn hở và chính giữa là nội dung lời quảng cáo: “Trị bệnh trĩ cần gì dùng dao. Công nghệ xâm lấn tối thiểu loại bỏ khối trĩ bằng phương pháp PPH của phòng khám Apollo với thời gian tiểu phẫu ngắn, không đau, điều trị trong ngày, giải quyết triệt để”. Khi xin được tư vấn về việc khám và cắt trĩ, chúng tôi được một bác sĩ người Trung Quốc trực tiếp tư vấn. Thông dịch viên của vị bác sĩ này cho biết, hiện tại ở phòng khám đang có chương trình ưu đãi nên có ba mức giá giảm: phẫu thuật bằng tay giá 2.000.000đ/ca, phẫu thuật bằng dao cắt điện tử không đau giá 3.000.000đ/ca. Riêng phẫu thuật bằng công nghệ tiên tiến nhất (HPP) không đau, không chảy máu, không để lại sẹo có giá 4.000.000đ/ca…
ThS-BS Trần Anh Trứ cho biết, cho đến nay không phương pháp nào cắt trĩ mà không đau vì vùng hậu môn là một vùng nhạy cảm có rất nhiều thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, cảm giác đau của từng bệnh nhân không giống nhau, có những bệnh nhân đau ít, không cần dùng thuốc giảm đau, nhưng có những bệnh nhân đau rất nhiều.
Theo BS Dương Phước Hưng, bệnh trĩ thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là những người bị táo bón kinh niên, công việc ít đi lại, phụ nữ mang thai. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ được chỉ định phương pháp điều trị khác nhau, ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng cải thiện chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, vệ sinh hợp lý hay uống thuốc. Sau đó là dùng các thủ thuật như thắt trĩ, chích xơ búi trĩ… và chỉ định mổ nếu trĩ nội lớn độ III, độ IV, trĩ có biến chứng như chảy máu hay trĩ tắc mạch.
Các bác sĩ cảnh báo: việc tự ý đắp thuốc hoặc điều trị ở những phòng khám không có chuyên môn, người bệnh dễ bị biến chứng, có thể nguy hiểm đến tính mạng; tốn thời gian và chi phí điều trị. Nếu biến chứng nhẹ có thể điều trị nội khoa và xử lý tại chỗ, biến chứng nặng phải cắt bỏ và tạo hình hậu môn mới với thời gian điều trị từ ba - sáu tháng, chưa kể những trường hợp nhiễm trùng nặng thì chức năng gan, thận của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN
Điện thoại: 0987.404.608
Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
No comments:
Post a Comment