Thursday, August 13, 2015

Tư vấn về trĩ nội cấp độ 1

Ban Nam ( Hưng Yên) có hỏi: Tôi bị một số triệu chứng như sau: đi phân rắn thì bị chảy máu. Nếu đi đại tiện phân thường tì không sao, ngồi không bị đau rát cũng chưa có bị sa túi trĩ. Tôi chỉ bị xước ở vùng hậu môn, bác sĩ nói tôi bị giai đoạn đầu, uống thuốc cũng đỡ, nhưng giờ bị táo bón là lại bị lại. Xin hỏi triệu chứng của tôi đã được gọi là trĩ chưa và cách điều trị thế nào?

tu-van-tri-noi-do-1
Hình minh họa
Chào bạn!

Theo như những gì bạn nói là bạn đã đi khám và phát hiện mình bị mắc bệnh trĩ nội cấp độ 1 ( giai đoạn đầu của bệnh trĩ) bạn cũng đã uống thuốc nhưng sau 1 thời gian có những dấu hiệu của bệnh bị tái phát như xước hậu môn, đi phân rắn kèm theo là bị chảy máu. Việc bạn không khỏi bệnh đơn giản là vị bạn sử dụng thuốc và thắt búi trĩ thì bệnh tình sẽ không khỏi được bạn nhé, vì nguyên nhân gây bệnh trĩ chính là do táo bón lâu ngày gây nên. Vì vậy để điều trị triệt để bệnh trĩ nội bạn nên áp dụng phương pháp uống thuốc kết hợp với trị liệu kèm theo chế độ ăn uống và tập thể dục điều độ. Đây là phương pháp an toàn và nhanh nhất giúp bạn khỏi bệnh đối với bệnh tình đang ở cấp độ nhẹ bạn nhé.

Hiện nay bệnh trĩ sẽ không còn là nỗi lo ngại nữa nếu như bạn nắm được những vấn đề cơ bản sau của bệnh trĩ nội độ 1. 

1. Đặc điểm bệnh trĩ nội độ 1

Trĩ nội độ 1 là giai đoạn trĩ ở mức nhẹ nhất, ở giai đoạn này các búi trĩ chưa sa ra ngoài, khi đi đại tiện có dấu hiệu chảy máu.

2. Điều trị trĩ nội độ 1

Vì giai đoạn này bệnh trĩ đang ở mức độ nhẹ nên bệnh nhân cần đi khám và điều trị sớm nếu để lâu bệnh sẽ khó chữa và chi phí trị liệu sẽ tốn kém hơn. Hiện tại phòng khám đa kha Thiên Tâm đang áo dụng pháp điều trị trĩ nội 1 là dùng thuốc uống và thuốc đặt hậu môn. Ngoài phương pháp điều trị nội khoa các bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng một số thủ thuật như thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại hay chích xơ. Phương pháp này đã và đang áp dụng cho nhiều bệnh nhân và nhận được những phản hồi tích cực. 

3. Chăm sóc bệnh nhân trĩ nội độ 1

Vấn đề ăn uống

- Bạn nên uống nhiều nước và thức ăn chưa nhiều chất xơ. Khi bạn ăn uống như vậy phân sẽ lỏng hơn.

- Hạn chế ăn muối vì muốn có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm cho các tế bào và mạch máu trương căng, làm triệu chứng bệnh trĩ càng trở nên nặng hơn. Kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu,..những thực phẩm chứa chất cafein, các chất này thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.

Khi đi vệ sinh đừng rặn và hạn chế khiêng vật nặng

Hành động rặn sẽ làm cho các búi trĩ ló ra ngoại hậu môn nhiều hơn, trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Tương tự gồng hay rặn sẽ làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa.

Lưu ý nếu bạn chưa mắc bệnh trĩ, hành đồng gồng hay rặn có thế khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh.

Nên rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh

Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là việc lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau bằng giấy thường gây ra đau đớn. Nếu bạn không thích rửa , thì hãy chùi bằng loại giấy bán trong hộp loại giữ ẩm nó sẽ ít làm trầy chỗ bị trĩ hơn.

Ngoài ra, bạn cần ngâm nước ấm khoảng 15 phút mỗi ngày việc này giúp xoa dịu cơn đau của trĩ và làm trĩ bớt sưng lên. Bên canh đó bạn cần có chế độ sinh hoạt hợp lý tránh đứng hoặc ngồi lâu, không nên ngồi xổm vì như vậy có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu ở khoang xương chậu làm cho ứ máu tại các tĩnh mạch.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

No comments:

Post a Comment