Friday, August 21, 2015

Hỏi đáp? Trĩ nội độ 2 sau sinh điều trị như thế nào?

Thưa bác sĩ, em năm nay 28 tuổi. Em phát hiện ra mình bị trĩ cách đây 1 năm, khi mang thai. Bác sĩ cho em hỏi là: cách điều trị với căn bệnh của em. Tình trạng bệnh của em: mỗi lần đi cầu hay rặn mạnh là em thấy một túi trĩ có thò ra ở hậu môn, giờ thì chưa thấy đau chỉ lúc đi cầu thì thấy hơi khó chịu một tí thôi, nhưng em sợ để lâu thì sẽ nguy hiểm. Nên em xin bác sĩ tư vấn cho em để em điều trị cho khỏi bệnh. (Nguyễn Thị Bích Phương, 28 tuổi)

Chào bạn!

Chúng tôi rất vui vì nhận được thư của bạn gửi đến hòm thư xin tư vấn về tình trạng bệnh trĩ của mình. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo như thư bạn viết thì bạn phát hiện mắc trĩ trong thời kỳ mang thai cách đây đã hơn một năm. Điều này có nghĩa là hiện tại bạn đã sinh con và ổn định sức khỏe sau một năm và tình trạng bệnh của bạn cũng có những diễn biến mới.

Hiện tại khi đi ngoài bạn có cảm giác khó chịu và thấy có búi trĩ sa xuống hậu môn điều này chứng tỏ bạn mắc chứng trĩ nội độ 2 sau sinh. Ở mức độ này bệnh cũng không quá khó điều trị nếu bạn kiên trì chữa trị.

Trĩ nội độ 2 sau sinh bạn chưa nhất thiết phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật mà vẫn có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa.
tri-noi-do-2-sau-sinh
Hình minh họa. internet

Như đã nói ở trên bạn có thể áp dụng phương pháp điều trị trĩ nội độ 2 sau sinh bằng phương pháp nội khoa như sau:

1. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Thay đổi cách sống, sinh hoạt của bạn một cách tích cực nhất. Không nên làm việc nặng quá sức hay stress khiến tăng áp lực vùng hậu môn trực tràng và khiến bệnh nặng thêm.

Đặc biệt nên tránh ngồi và đứng lâu một chỗ mà cần tăng cường vận động. Tuy nhiên, không nên vận động mạnh sẽ khiến bị phản tác dụng. Khi tập luyện thể thao bạn nên tránh những môn vận động mạnh như chạy, tập tạ, tập xà, ngồi thiền, yoga là những môn gây áp lực cho vùng bụng của bạn khiến bệnh trĩ tăng độ lên nặng hơn.

Bạn cũng có thể thực hiện những bài tập massage bụng mỗi ngày để tiêu hóa dễ dàng hơn. Bạn cũng nên tập thói quen đại tiện mỗi ngày cùng một giờ để hệ tiêu hóa hoạt động tốt không gây áp lực lên vùng chậu quá lâu.

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Tăng cường uống nước và ăn chất xơ, rau xanh, hoa quả phòng tránh táo bón và giúp bạn dễ dàng đại tiện hơn. Tránh những đồ ăn cay nóng, chứa chất kích thích. Trong bữa ăn đừng nên ăn khô mà nên ăn kèm theo cơm.

Nếu có dấu hiệu của bệnh trĩ, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có cách điều trị bệnh trĩ phù hợp.

Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng! 

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN

LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN

Điện thoại: 0987.404.608

Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội

Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com

1 comment: