Câu hỏi: Con tôi năm nay lên 3 tuổi, rất sợ đi ngoài vì hậu môn bị đau rát, có phần thịt đỏ nhú ra. Tôi rất lo lắng, không biết con mình có phải bị trĩ không? Nếu bị trĩ thì có được phẫu thuật không?
Trả lời:
Đừng ngạc nhiên khi trẻ em bị trĩ.
(Ảnh minh họa: Internet)
Chào bạn.
Theo mô tả thì con của bạn đã bị trĩ. Vấn đề hiện tại của bé là táo bón, khi giải quyết được tình trạng táo bón ở bé thì khả năng phục hồi hậu môn của bé sẽ tốt hơn. Bởi vậy, người chăm sóc trẻ nên cho bé uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và quả chín. Chọn các loại rau quả có tính nhuận tràng như rau khoai lang, mồng tơi, chuối tiêu,...Tập cho bé thói quen đi đại tiện hằng ngày. Kết hợp cho bé dùng men vi sinh với thành phần chứa Prebiotic (chất xơ hòa tan) và Probiotic (vi khuẩn có ích) giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, có đủ sức phòng chống tổn thương, chống táo bón. Điều cần lưu ý là ở độ tuổi của bé không có chỉ định phẫu thuật trĩ.
Nhiều người lầm tưởng trẻ em không phải là nạn nhân của bệnh trĩ, trên thực tế, ngồi bô quá 30 phút, cửa hậu môn không sạch, táo bón là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở trẻ em.
Trong giai đoạn phát triển, cơ hậu môn của trẻ tương đối yếu, mối liên hệ giữa trực tràng và hậu môn vẫn còn lỏng lẻo, thêm vào đó, xương cùng và trực tràng lại nằm trên cùng một đường thẳng, vì thể trực tràng dễ dàng bị di động lên phía trên. Vì thế, nếu cha mẹ không chú ý đến điểm này mà để trẻ ngồi bô quá lâu, khi trẻ dùng lực và phải nín thở, áp lực trong bụng tăng cao, trực tràng phải chịu một lực ép xuống và dễ dàng bị lòi ra ngoài khoang ruột. Đồng thời, ở tuổi này, sau khi trẻ đi vệ sinh xong, hậu môn không tự động co lại nhiều, vì thế trực tràng một khi đã bị “rơi xuống” thì khó có thể lập tức co lại vị trí ban đầu, hiện tượng này gọi là bệnh trĩ. Bệnh trĩ ở trẻ em nếu nhẹ, sau khi đi đại tiện, trực tràng sẽ tự động co trở lại, lặp lại nhiều lần sẽ nặng hơn, và nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến chảy máu, phù thũng… Vì vậy, cha mẹ cần rèn luyện cho trẻ thói quen đại tiểu tiện tốt từ khi còn nhỏ, đồng thời nhất thiết không được để trẻ ngồi bô quá lâu, đặc biệt là đối với những bé mới biết ngồi.
Chúc hai mẹ con khỏe mạnh!
Nguồn: Sưu tầm
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!
Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
LƯƠNG Y: NGUYỄN THỊ HIỀN
Điện thoại: 0987.404.608
Địa chỉ: Xóm Đình, thôn Phú Vinh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP. Hà Nội
Website: luongynguyenthihien.com | Email: luongynguyenthihien@gmail.com
No comments:
Post a Comment